1. Qui định chung:
Hệ thống báo cháy phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu sau: Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã đề ra.
Truyền tín hiệu khi phát hiện sự cố cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người có trách nhiệm có thể thực hiện ngay những biện pháp thích hợp.
Có khả năng chống nhiễu tốt.
Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố làm ảnh hưởng đến độ chính xác của hệ thống.
Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ.
Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện sự cố cháy.
Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xãy ra sai sót hoặc các trường hợp đáng tiếc khác.
Những tác động bên ngoài gây sự cố cho một bộ phận của hệ thống không gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.
Hệ thống báo cháy bao gồm các bộ phận cơ bản: Trung tâm báo cháy, chuông báo cháy, các yếu tố liên kết, nguồn điện.
Hệ thống báo cháy còn có các bộ phận khác như thiết bị truyền tin báo cháy, bộ phận kiểm tra thiết bị phòng cháy tự động.
2. Phương án thiết kế hệ thống báo cháy:
Căn cứ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN – 5738 -2001) qui định về các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống báo cháy, dựa trên đặc điểm và tính chất của công trình, kết hợp với sự đối chiếu và chọn lựa thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế (NFPA). Công trình được thiết kế hệ thống báo cháy gồm các thiết bị có chức năng cụ thể như sau:
Hệ thống báo cháy địa chỉ bao gồm các thiết bị chính như: Trung tâm xử lý, đầu báo khói điểm, đầu báo nhiệt, công tắc khẩn và thông báo cháy.
Toàn bộ các thiết bị điện tử này được hợp nhất trong một hệ thống và được xử lý bởi bộ phận đầu não gọi là trung tâm xử lý (Fire Alarm Control Panel).
Bằng kỹ thuật vi xử lý, các thiết bị cảm biến hiện đại, hệ thống báo cháy tự động thường xuyên giám sát, đề phòng, phát hiện và báo động kịp thời những dấu hiệu cháy, giúp đơn vị sử dụng sớm có biện pháp chế ngự hoả hoạn một cách hữu hiệu.
* Trung tâm xử lý ( ADDRESSABLE MASTER FIRE ALARM CONTROL PANEL ):
- Hiệu: Ampac (Loại báo cháy địa chỉ vùng do Australia sản xuất) hoặc tương đương
- Loại: (04 Zone)
- Điện thế sử dụng: 24V- DC
Trung tâm xử lý được đặt tại tầng trệt có nhân viên trực thường xuyên. Đây là bộ phận chính của hệ thống có nhiệm vụ nhận và xử lý các tín hiệu hoàn toàn tự động gồm: sự cố cháy, sự cố kỹ thuật và hiển thị các thông tin về hệ thống. Tại đây, thông qua trung tâm xử lý và đèn hiển thị, nhân viên trực có thể quan sát tình hình hoạt động của hệ thống và điều khiển hệ thống trong trường hợp cần thiết.
Trung tâm báo cháy được lắp đặt trên tường, khoảng cách từ trung tâm báo cháy đến mặt sàn từ 0.8m đến 1.8m; khoảng cách từ trung tâm báo cháy và trần nhà không nhỏ hơn 1m (Mục 5.5 và 5.7 TCVN 5738 – 1993)
* Đầu báo khói
- Hiệu: Ampac (Do Australia sản xuất) hoặc tương đương - Điện thế sử dụng: 24V – DC
Do tính chất sử dụng của công trình, vì thế đầu báo khói đuợc lắp đặt chính cho toàn bộ công trình, đầu báo là thiết bị cảm ứng khói dùng hiện tượng cảm ứng điện từ để ION hoá không khí giữa 2 cực, đã được tích điện làm cho không khí có tính dẫn điện. Với nguyên lý như thế đầu báo khói theo dõi luồn điện yếu giữa các điện cực sẽ bị suy giảm khi có sự xuất hiện của khói sau đó tạo nên trạng thái báo động. Đầu dò ion hoạt động bao trùm trên một khoang phổ rộng, từ màn khói không thấy được đến làn khói trắng, xám, đen đều bị phát hiện kịp thời.
* Công tắc khẩn ( Manual Break Glass Call Point )
- Hiệu: Apollo (Do Australia sản xuất) hoặc tương đương
- Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền tín hiệu báo cháy về trung tâm khẩn, khi phát hiện sự cố còn nhen nhóm.
Công tắc khẩn này lắp đặt trên tường và các cấu kiện xây dựng ở độ cao 1.5m tính từ sàn nhà (TCVN 5783 – 1993) với khoảng cách không quá 50m giữa chúng. (TCVN 5783 – 1993).
* Chuông báo cháy ( Fire Alarm bell )
- Hiệu Ampac/Apllo (Do Australia sản xuất) hoặc tương đương
Khi xãy ra sự cố cháy, tất cả các chuông của toàn bộ hệ thống sẽ phát ra âm thanh báo động .
3. Mô tả hệ thống báo cháy:
Hệ thống báo cháy hoạt dộng thường xuyên 24/24 giờ. Nó liên tục giám sát hiện trường qua 3 trạng thái: Tình trạng bình thuờng, trạng thái có sự trục trặc kỹ thuật của hệ thống và tình trạng có cháy xãy ra.
Khói sẽ kích hoạt các thiết bị khởi báo (đầu báo khói). Khi đầu báo bị kích hoạt, nó sẽ lập tức truyền tín hiệu về trung tâm xử lý. Trung tâm xử lý sẽ ghi nhận và phát tín hiệu đến các bộ phận khác.
Chuông báo động trong toàn bộ hệ thống sẽ reo lên. Cùng lúc ấy, màn hình trung tâm xử lý sẽ thể hiện cho biết khu vực nào đang xãy ra sự cố.
Trong trường hợp mất nguồn điện AC, hệ thống hoạt động bình thường nhờ có bình điện dự phòng (Battery). Ngược lại khi có điện lưới, trung tâm xử lý sẽ tự động nạp điện tiêu hao đã sử dụng cho Accu.