Cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS/KHHGĐ tránh tình trạng do tự thỏa mãn với thành tích của công tác dân số giai đoạn trước đây dẫn đến buông lỏng quản lý lãnh đạo ở một số địa phương.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình hành động số 22 và Kế hoạch số 37 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 27/10/2017 của Ban chấp hành trung ương đảng về công tác dân số trong tình hình mới.
Củng cố, kiện toàn, tập huấn, đào tạo đội ngũ làm công tác DS/KHHGĐ các cấp, chú trọng đội ngũ cộng tác viên, cán bộ dân số xã, thị trấn, thôn, bản, để đảm bảo sự nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin, tăng cường đi sâu đi sát các đối tượng, thực hiện tốt phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để thực hiện có hiệu quả công tác DS/KHHGĐ, khả năng tham mưu báo cáo tình hình kịp thời, cụ thể cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền để có biện pháp xử lý. Hàng năm nên trích ngân sách của tỉnh và huyện, thành phố để hỗ trợ thêm cho công tác DS/KHHGĐ hiện nay.
Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục về chính sách DS/KHHGĐ, chú ý kênh vận động tuyên truyền trực tiếp đặc biệt là tư vấn giải thích các vấn đề liên quan, để nhân dân thông suốt trong quá trình thực hiện các chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước trong đó có chương trình DS/KHHGĐ.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ phù hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong thực hiện DS/KHHGĐ, cần lồng ghép chương trình dân số với hoạt động của các ban ngành để công tác dân số được thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn, đặc biệt trong phối hợp tốt khi xử lý các tình huống xảy ra.
Ninh Bình, ngày tháng năm 2019
CHỦ ĐỀ TÀI
Phạm Ngọc Cương