Phụ tải gián đoạn là phụ tải chỉ hoạt đông 1 khoảng thời gian nào đó trong quá trình vân hành ôtô, do đó hê ̣số sử dụng của loại phụ tải này là <1 và thay đổi theo từng khoảng thời gian sử dụng của mỗi phụ tải, và thói quen vân hành ôtô của mỗi tài xế. Việc lựa chọn máy phát do đó cũng phụ thuộc vào loại xe, điều kiện làm việc để chọn được thời gian sử dụng phụ tải gián đoạn thích hợp, đảm bảo máy phát cung cấp đủ công suất cho tất cả các phụ tải ở điều kiện làm việc thường xuyên.
Hệ số sử dụng phụ tải λ của mỗi phụ tải phụ thuộc vào thời gian sử dụng phụ tải đó. Tùy điều kiện bên ngoài như nắng, mưa, sương mù, hay ngày và đêm mà tần số sử dụng mỗi phụ tải là khác nhau
Dựa vào tài liệu [1] kết hợp với phân tích theo điều kiện sử dụng ở nước ta. Ta có cá hệ số sử dụng phụ tải như sau:
- Radio là phương tiện giải trí trên xe, tùy vào sở thích từng tài xế lái xe. Ta chọn λ= 0,2
- Đèn báo trên bảng táp lô thường gồm các đèn tín hiệu và đèn cảnh báo…, các đèn này hoạt động khá nhiều nên ta chọn λ= 0,6
- Đèn kích thước trong khoảng thời gian hoạt động của xe nên thời gian hoạt động chiếm gần nửa thời gian, ta chọn λ= 0,6
- Đèn biển số thì lúc nào xe chạy ban đêm thì mới được sử dụng hơn, vì vậy ta chọn λ= 0,3
- Đèn đỗ xe thì lúc nào xe dừng mới được bật, và tùy vào từng việc của mỗi người lái xe như tắc xi, nhân viên… việc đỗ xe cũng khác nhau nên chọn: λ= 0,1
- Đen pha, cos luôn được dùng vào ban đêm và thay thế cho nhau. Không thể bật 2 đèn này cùng lúc nên thời gian hoạt động của mỗi đèn ta có thể xem như nhau. Ta chọn λ= 0,4
- Đèn stop bào hiệu khi xe dừng tạm thời và khi phanh. Với điều kiện giao thông ở nước ta thì ta chọn λ= 0,1
- Đèn trần dùng vào ban đêm, tuy nhiên không phải sử dụng thường xuyên như đèn Taplo, đèn pha…mà chỉ dùng khi người sử dụng thấy cần thiết nên λ= 0,3
- Motor nâng/hạ kính được sử dụng khi muốn mở kính, ta chọn λ= 0,1 - Quạt điều hòa nhiệt độ sử dụng khá nhiều do khí hậu nước ta có 2 mùa nóng
lạnh khá rõ rệt nên λ= 0,6
- Sấy kính sử dụng để làm khô kính khi bị hơi ẩm bám vào, được sử dụng vào mùa đông. Ta chọn λ= 0,2
- Motor khởi động chỉ dùng khi khởi động xe, motor rửa kính tần số sử dụng thấp, chỉ khi muốn làm sạch kính nên λ=0,1
- Còi là thiết bị quan trọng sử dụng thường xuyên và là thiết bị dụng khá nhiều ở Việt Nam nên λ= 0,2
- Đèn sương mù rất ít được sử dụng do điều kiện khí hậu của nước ta ít sương mù nên ta chọn λ = 0,1
- Đèn đổ xe, đèn lùi, đèn báo rẽ hoạt động ít hơn, sử dụng chỉ trong trường hợp cần thiết như dừng xe, lùi hay rẽ, và cũng chỉ trong thời gian ngắn nên λ= 0,1
- Quạt làm mát động cơ không còn hoạt động liên tục như lúc trước, chỉ khi động cơ nóng lên qua khỏi ngưỡng cho phép thì quạt làm mát mới hoạt động. Ta chọn λ= 0,7
- Mồi thuốc ít dùng vì hút thuốc trong xe sẽ tạo ra rất nhiều tác hại nên λ= 0,1
- Motor gạt nước mưa được sử dụng nhiều vào mùa mưa, tùy thuộc vào điều kiện môi trường Việt Nam nên λ= 0,3
- Motor bơm ABS được sử dụng khi phanh đối với đường xá Việt Nam, ta chọn λ= 0,2.
Theo đề bài cho, ta có được bảng 3.2, từ đó ta tính được tổng công suất cần thiết cho các phụ tải hoạt động không liên tục với hệ số sử dụng được chọn ở trên.
Bảng 3.2- Công suất tiêu thụ của phụ tải gián đoạn
Công suất tiêu thụ của phụ tải gián đoạn STT Tên phụ tải
Công suất thực
Hệ số sử dụng
Công suất tương đương
(W) (λ) (W)
1 Radio 45 0.2 9
2 Đèn taplo 45 0.6 27
4 Đèn đỗ xe 20 0.1 2 5 Đèn biển số 6 0.3 1.8 6 Đèn cốt 110 0.4 44 7 Đèn pha 120 0.4 48 8 Đèn báo rẽ 48 0.2 9.6 9 Đèn stop 40 0.1 4 10 Đèn trần 15 0.3 4.5
11 Mô tơ nâng/ hạ kính 140 0.2 28
12 Quạt điều hòa 150 0.6 90
13 Sấy kính 130 0.2 26
14 Mô tơ rửa kính 40 0.1 4
15 Còi 35 0.2 7
16 Đèn sg mù 80 0.1 8
17 Đèn lùi 44 0.1 4.4
18 Mô tơ gạt mưa 70 0.3 21
19 Mô tơ khởi động 1100 0.1 110
20 Quạt l.mát động cơ 220 0.7 154
21 Mồi thuốc 85 0.1 8.5
22 Mô tơ bơm ABS 110 0.2 22
Tổng công suất P2 668.8
Dựa vào bảng 3.1 và bảng 3.2, ta có thể dễ dàng tính được công suất của phụ tải yêu cầu: P∑ = P1 + P2 = 345 + 668.8= 1013.8 [W]
Chọn điện áp định mức cho máy phát là Uđm =14 [V] Cường độ dòng điện yêu cầu của máy phát theo [1]
Iyc = 72,41 (A) (3.3)
Cường độ dòng điện định mức của máy phát, với hiệu suất của máy phát điện η = (0,85÷0,9). Chọn η = 0,85
Idm = 85,19 (A) (3.4)
Vậy nên ta cần chọn máy phát có Udm= 14 [V] và Idm > 85,19 [A]. Dựa vào catalog của máy (tài liệu [4]) ta chọn được máy phát tham khảo loại AAK COMPACT với các thông số như sau, (Bảng 3.3):
Bảng 3.3 – Thông số cơ bản máy phát tham khảo
STT Tên thông số Giá trị
1 Điện áp định mức 14 [V]
2 Dòng điện 95 [A]
3 Tốc độ lớn nhất của rotor 18000[rpm]
4 Đường kính stator 125[mm]
5 Trọng lượng (không tính trọng lượng puly) 5,3[kg]
Kết cấu máy phát tham khảo:
Hình 3.4- Kết cấu máy phát điện AAK COMPACT
1- Puli dẫn động; 2- Ổ bi trước; 3- Vỏ phía trước; 4- Stato; 5- Roto; 6- Vỏ phía sau; 7- Bộ chỉnh lưu; 8- Nắp bảo vệ; 9- Cọc B+, D+ của máy phát; 10- Ổ bi sau; 11- Vòng tiếp điện; 12- Chổi than; 13- Bộ điều chỉnh điện; 14- Đệm cao
su