Giải pháp phát triển thị trường cho sản phẩm gạo của Việt Nam giai đoạn 2021-

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHO SẢN PHẨM GẠO CỦA VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

2021-2025

Từ thực trạng trên ta có thể thấy quy mô sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam còn có phần vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển, tăng trưởng xuất khẩu có thể ổn định và vững chắc hơn. Vấn đề chỉ đạo, phối hợp điều hành giữa các Bộ, ngành và UBND các địa phương còn yếu, chưa có sự phối hợp tốt giữa các doanh nghiệp trong xuất khẩu gạo, nhiều doanh nghiệp còn trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước, không có sự chuẩn bị cho quá trình hội nhập rõ ràng, chưa nhận thức đúng cạnh tranh ngày càng gay gắt và có nguy cơ mất thị trường. Do vậy cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Giải pháp tầm vĩ mô

Cần phải nhanh chóng hình thành các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu trên cơ sở quy hoạch chi tiết của ngành nông nghiệp và phát triển của nông thôn trong mối quan hệ với bộ kế hoạch và đầu tư, bộ tài chính, bộ thương mại.

Nâng cao kỹ thuật canh tác cùng với giải pháp cải tạo đổi mới giống lúa cho năng suất và chất lượng cao hơn.

Tăng cường công tác quản lý sản xuất, chế biến để hạ giá thành, đề cao vai trò của các tổ chức, hợp tác xã, nông hội, liên kết nông dân thành một hệ thống thống nhất để sẵn sàng đối mặt với những thách thức và cạnh tranh của hội nhập quốc tế. Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ đầu vào cho sản xuất chế biến và đầu tư trong tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu. Hỗ trợ đầu tư công nghệ, kỹ thuật khâu chế biến bảo quản.

Cải thiện tình hình thu thuế sử dụng đất, nhiên liệu, thuế GTGT và thuế xuất khẩu. áp dụng các biện pháp trợ cấp và bảo hộ sản xuất và xuất khẩu gạo trong giới hạn cho phép nhưng không làm tổn thương tới các cam kết đã ký kết.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHO SẢN PHẨM GẠO CỦA VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)