Hành vi ngôn ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan

Một phần của tài liệu Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ nguyễn công hoan 45 (Trang 70)

Hành vi ngôn ngữ gồm hai nhóm: Hành vi ngôn ngữ chân thực (hành vi tạo lời, hành vi tại lời, hành vi mƣợn lời) và hành vi tại lời phái sinh còn gọi là hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Vì điều kiện hạn hẹp của luận án này, chúng tôi không thể đề cập hết các hành vi ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan đã sử dụng mà chỉ tập trung vào một số hành vi cơ bản là: câu hỏi, phủ định, chất vấn.

1. Câu hỏi.

Các từ ai, nào, sao, gì, đâu... đƣợc gọi là các từ phiếm định và có chức năng tạo câu hỏi. Hỏi là nói ra điều mình muốn ngƣời ta cho mình biết với yêu cầu đƣợc trả lời hoặc đó là điều mình đòi hỏi hoặc mong muốn ở ngƣời ta và yêu cầu đƣợc đáp ứng.

Xét về bản chất câu hỏi, chúng ta cần phải có sự phân biệt sau đây: a. Hỏi - trả lời [vào câu hỏi ]

b. Hỏi - đáp - phản ứng lại câu hỏi.

Phản ứng lại những hàm ý, tiền giả định (hành vi gián tiếp ) trong câu hỏi

Ví dụ:

Hỏi: Chị Minh có nhận lời anh ấy không ? -Trả lời: có (/không)

- Đáp: ( chẳng hạn ): - Chuyện đó liên quan gì đến cậu! - Hơi đâu mà quan tâm đến chuyện đó. Hỏi: Anh có muốn mất việc không ?

- Trả lời: + Dạ, không.

+ Ai lại muốn mất việc.

- Đáp: + Này, đừng có dọa tôi! + Anh tƣởng tôi sợ đấy hả

Trong thực tế, chúng ta còn gặp nhiều câu hỏi không cần trả lời mà nó tạo ra một hiệu quả gián tiếp là mệnh lệnh, yêu cầu, chào, xin… Sở dĩ nhƣ vậy là vì mỗi câu hỏi có thể có tiền giả định. Từ đó, xét theo góc độ các hành vi ngôn ngữ,

Trang 68 trong mỗi câu hỏi, ngoài hành vi tại lời là hỏi còn có thể có hành vi ngôn ngữ gián tiếp nữa.

- C. Kerbrat Orecchioni đƣa ra hai kiểu dùng câu hỏi nhằm đạt hiệu quả gián tiếp là: (a) Hiệu quả trực tiếp: hỏi; gián tiếp: lệnh,xin...

(b) Hiệu quả trực tiếp: hỏi; gián tiếp: khẳng định.

Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ hiệu quả gián tiếp của hành vi hỏi còn đa dạng và phong phú hơn nhiều. Nguyễn Công Hoan - với bút pháp phê phán kín đáo sâu sắc - đã rất thành công trong việc sử dụng hành vi hỏi để nhằm đạt đến hiệu lực ở lời của hành vi khác. Sau đây là một số biểu hiện cụ thể.

1.1. Hành vi tại lời là hỏi nhƣng hành vi ngôn ngữ gián tiếp là đề nghị. Ví dụ: 25. Chào chị " Măm đen", còn bánh giò không?

Hành vi gián tiếp là một lời đề nghị.

26. Tôi đề nghị chị " Măm đen" bán cho mấy chiếc bánh giò.

Tùy hoàn cảnh giao tiếp cụ thể có thể sẽ có những hành vi gián tiếp khác nhƣ: a. Tôi đang cần bánh giò đây

b. Tôi đang đói bụng đây.

c. Tôi đang có điều cần nói với chị đây... 27. Không đƣợc thế nào thƣa cậu ?

Câu 27, hành vi tại lời là hỏi, nhƣng ngƣời khác nghe hiểu rằng đây là một lời đề nghị: "Đề nghị anh hãy nói rõ để tôi biết lý do vì sao không đƣợc". Chính vì hiểu đƣợc hành vi gián tiếp đó nên ngƣời đối thoại đã đáp ứng lời đề nghị của ngƣời nói.

Xét tiếp các câu sau:

28. Nhƣng ít ra anh cũng lo lấy bát thập, còn thập nguyên, cho đằng này ăn với chứ? Hành vi gián tiếp của câu hỏi 28 là sự đề nghị: "Tôi đề nghị anh lo cho tôi ít nhất cũng phải đƣợc bát thập".

29. Độc giả các ngài đánh giá hộ đi ? 30. Thế cụ vào với cháu chứ ?

Hai câu trên lần lƣợt có hành vi gián tiếp là các câu: 31. Đề nghị độc giả các ngài đánh giá hộ.

Trang 69 Theo GS Nguyễn Đức Dân "Trong câu hỏi tuyển chọn chứa từ "có" kiểu "có A không?" ứng với tình huống giao tiếp cụ thể sẽ nẩy sinh một hành vi gián tiếp là lời đề nghị"(1)

33. Cửu văn đấy có phải không ?

Mặc dù trong lúc anh Tam đang trình bày sự việc [Ván - Cách vừa hiếp vợ của anh, vừa đánh anh] nhƣng khi nghe quan hỏi câu 33 trên đây thì mọi ngƣời đều hiểu hành vi gián tiếp mà quan muốn là "Đề nghị các ngƣời cho biết chính xác là con bài nào đã xuất hiện". Tƣơng tự:

34. Anh xe có bằng lòng kéo tôi giờ nữa không ?

Câu 29, hành vi tại lời là hỏi, nhƣng hành vi gián tiếp là một lời đề nghị:( 35) 35. Tôi đề nghị anh chở cho tôi một giờ nữa.

Từ phân tích trên đây chúng ta có thể rút ra đặc điểm chung của loại hành vi gián tiếp này là thực hiện hành vi hỏi là một hành vi đề nghị và chúng ta có thể chuyển một câu hỏi thành câu ngữ vi với động từ đề nghị.

Khảo sát tập truyện ngắn "Ngựa ngƣời và ngƣời ngựa" của Nguyễn Công Hoan, chúng tôi đã tập hợp đƣợc 37 câu hỏi có hành vi ngôn ngữ gián tiếp là lời đề nghị.

1.2. Hành vi tại lời hỏi nhưng hành vi gián tiếp mệnh lệnh, yêu cầu.

Ở đây, chúng ta cần có sự phân biệt giữa hành vi gián tiếp là "đề nghị" với hành vi gián tiếp là "yêu cầu". Cả hai hành vi đều nhằm nêu lên một vấn đề hoặc một ý kiến nào đó và mong muốn đƣợc giải quyết. Nhƣng giữa chúng vẫn có sự khác nhau đáng kể về mức độ sắc thái nghĩa. Hành vi yêu cầu mang mức độ sắc thái nghĩa mạnh hơn, kiên quyết hơn so với hành vi đề nghị. Hơn nữa, ngƣời thực hiện hành vi yêu cầu thƣờng là ngƣời có địa vị xã hội, có quyền lực... cao hơn ngƣời kia.

Theo Searle, đối với những trƣờng hợp "hỏi" có hiệu lực gián tiếp là yêu cầu, mệnh lệnh, có thể phát biểu qui tắc nhƣ sau:

"Nếu chúng ta có mong muốn B thực hiện hành động C (điều kiện chân thành) và chúng ta thấy B hội đủ điều kiện chuẩn bị (B có khả năng thực hiện C) thì ta hỏi B về khả năng thực hiện C có nghĩa ta yêu cầu B thực hiện C". Ví dụ:

36. Cậu làm phúc bảo tôi, cụ lớn đòi tôi có việc gì?

- Điều kiện chân thành: A thực sự muốn B thực hiện C [cho A biết vì sao cụ lớn đòi A đến ].

Trang 70 - Điều kiện chuẩn bị: A nghĩ rằng B biết đƣợc lý do cụ lớn đòi A. Vì vậy, A mới hỏi B về khả năng thực hiện C, Nghĩa là yêu cầu B thực hiện C [ nói cho tôi biết lý do cụ lớn đòi gặp tôi]

37. Làm gì mà nheo nhéo lên thế ?

- Điều kiện chân thành: A muốn B thực hiện C [không đƣợc làm ồn]

- Điều kiện chuẩn bị: A biết rằng mình có quyền buộc B phải thực hiện điều đó ( im lặng) và B có khả năng thực hiện đƣợc điều đó.

Vì thế A đã hỏi câu 37 trên đây nhằm ra lệnh và yêu cầu B phải im lặng: "Tôi yêu cầu B không đƣợc làm ồn thế !"

38. Thế thì sang rừng bên kia, mà tìm vậy chứ ?

- Điều kiện chân thành: A muốn B thực hiện C [đi tìm giây buộc]. - Điều kiện chuẩn bị: A biết B có khả năng thực hiện C

Mặc dù biết B phải mất nhiều thời gian để thực hiện nhiệm vụ C nhƣng A vẫn hỏi câu 38 nhằm gián tiếp yêu cầu B phải thực hiện C [yêu cầu anh sang rừng bên kia mà tìm giây ].

Loại câu hỏi có hành vi gián tiếp là mệnh lệnh, yêu cầu, Nguyễn Công Hoan sử dụng khá nhiều trong các truyện ngắn của mình. Qua khảo sát 36 truyện,chúng tôi tìm đƣợc 54 câu, kiểu nhƣ:

39. Còn đồ quốc cấm, mày giắt ở đâu ? 40. Làm gì ?

41. Đi đâu? vào đây làm gì ?

42. Ông nói cho tôi biết, ông đã làm gì từ sáng đến giờ ?

43. Nhƣng ông còn phải báo du kích không đƣợc chống lại các quan, nghe chƣa ? Hành vi tại lời hỏi nhƣng hành vi gián tiếp là mệnh lệnh, yêu cầu luôn luôn phải thỏa mãn điều kiện chân thành và điều kiện chuẩn bị, vì có nhƣ vậy mới đảm bảo cho hành động C đƣợc thực hiện. Điều kiện chân thành, điều kiện chuẩn bị đƣợc xem tiền giả định của câu hỏi đó.

1.3. Hành vi tại lời là câu hỏi chất vấn nhưng hành vi ngôn ngữ gián tiếp là bác bỏ.

a. Chất vấn lại một chứng cớ hiển nhiên nhằm bác bỏ điều trái ngƣợc. Lôgích của quá trình này là: [từ A sẽ suy ra thuộc tính B (Nếu có A ắt sẽ có B). Trong lô gích, nếu A là điều kiện đủ của B thì B lại là điều kiện cần của A và ngƣợc lại. Nghĩa là quan hệ "Nếu A thì B" tƣơng đƣơng với quan hệ "nếu không B thì không A". Vậy để bác bỏ lại A ngƣời ta tạo ra một câu chất vấn theo mô hình sau: (Nếu) A (thì) tại sao lại không B?](1).

Trang 71 Theo tính chất phản xạ của phép kéo theo: (p → q ) = ( ~q → ~p ),ta có thể tạo ra một câu chất vấn theo mô hình sau (nếu ), A, (thì) tại sao lại không B ?. Ví dụ:

44. Cậu đuổi bà ấy, sao bà ấy còn đấy?

Ngƣời nói câu 44 đã suy luận rằng: ( nếu ) A B [ Nếu cậu đuổi thì bà ấy đã về rồi]. Nhƣng thực tế: (~ B ~ A ) [ bà ấy còn ở đây (không về) chứng tỏ cậu không đuổi (nói dối). Nhƣ vậy câu hỏi 44 đã chất vấn một chứng cứ hiển nhiên "cậu đuổi bà ấy, sao bà ấy còn ở đây"? Nhằm gián tiếp bác bỏ ý kiến của ngƣời đối thoại (45):

45. Cậu nói dối tôi, cậu không đuổi bà ấy. Vẫn theo cách suy luận trên đây, ta có câu 46. 46. Vả chết đuối, sao nằm trên bờ đƣợc?

Câu 46 chất vấn một thực tế phi lý "chết đuối sao lại nằm trên bờ" nhằm hành vi ngôn ngữ gián tiếp là bác bỏ lời đề nghị của gia đình ngƣời bị nạn: "không cho mang ngƣời chết đuối lên bờ". Bằng hành vi gián tiếp bác bỏ, Nguyễn Công Hoan đã phê phán một cách sâu cay các mánh khóe "làm ăn" bẩn thỉu của các nhà chức trách.

47. Nhƣng quái, sao không thấy ông ấy gọi ?

Câu 47 phản ảnh quá trình tâm lý đang diễn ra trong ngƣời nông dân khi gặp lại ngƣời mình đã giúp đỡ. Quá trình đó diễn ra nhƣ sau: ( nếu ) A ( thig ) B. Nhƣng ở đây lại (không B chứng tỏ không phải A ). Câu 47 đã chất vấn vào một sự thật hiển nhiên là "tại sao ông ấy không gọi mình" nhằm bác bỏ lại nhận thức ban đầu của mình: "Đó không phải mà ông khách mà tôi đã từng giúp đỡ" chăng. Ý nghĩa sâu xa của câu 47 là chê trách những kẻ bội tín lời hứa của mình: Khi cần ngƣời ta hứa ngon hứa ngọt nhƣng khi xong việc rồi thì làm lơ coi nhƣ không có việc gì xảy ra cả.

b. Câu hỏi chất vấn trực tiếp vào sự tồn tại của đối tƣợng, nhƣng hiệu lực gián tiếp là bác bỏ sự tồn tại của đối tƣợng đó.

Lôgích của loại câu này là chất vấn về tính có lý cho sự tồn tại của một đối tƣợng. Nếu không tìm đƣợc tính có lý đó thì có nghĩa đối tƣợng đó không tồn tại và do đó đối tƣợng nêu lên coi nhƣ đã bị bác bỏ. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, ngƣời nói tin tƣởng một cách chắc chắn rằng ngƣời nghe đã không chỉ ra đƣợc tính có lý cho sự tồn tại của đối tƣợng và chính ngƣời nghe khi nghe câu hỏi chất vấn đó cũng hiểu và do đó thấy đƣợc mục đích bác bỏ của ngƣời nói. Phân tích một số ví dụ cụ thể sau đây:

Trang 72 Dựa vào tính chất của phép kéo theo ( A B ) = (~ A ~B ), Chúng ta rút ra lôgích của câu 48 là [ nhà đông ngƣời đi lại thì dày dép dễ bị thất lạc hoặc bị mất cắp (A B ). Nhƣng ở chỗ cụ ngồi chỉ có một mình cụ thì khả năng mất cắp hoặc bị thất lạc sẽ không xảy ra ( - A - B ). Rõ ràng ý kiến cho rằng đôi dày đã bị mất cắp hoặc đi lạc là không có lý. Câu hỏi 48 đã chất vấn trực tiếp tính [không có lý của đối tƣợng nêu ra nhằm mục đích bác bỏ ý kiến vô lý đó. Nghĩa là không có chuyện kẻ gian lẻn vào lấy cắp đôi giày của cụ hoặc ai đó đã đi nhầm].

49. Đau lắm, tôi làm gì mà bắn tôi ?

Theo tính chất của phép kéo theo, chúng ta có dạng thức: [( A → B ) = (-B ) → (-A )]. Điều này có nghĩa là mệnh đề "nếu A thì B" tƣơng đƣơng với mệnh đề "Nếu không có B thì không có A", Nhƣ vậy, trong câu điều kiện (nếu A thì B), A là điều kiện cần và đủ của B, do đó "có A thì có B" và "không có A thì không có B". Dựa vào tính chất này của phép kéo theo nên ngƣời hỏi câu 49 trên đây đã chất vấn việc làm vô lý trái ngƣợc với lôgích thông thƣờng "không A sao lại B" nhằm mục đích bác bỏ hành động bắn ngƣời sai trái của nhà đƣơng cục và khẳng định " tôi là một con ngƣời vô tội".

c. Hành vi tại lời là các câu hỏi dùng từ phiếm định "gì, nào, đâu" nhưng hành vi gián tiếp là bác bỏ.

Đặc điểm chung của loại câu hỏi dùng từ phiếm định "gì, nào, đâu" thƣờng đi kèm với từ "có" để tạo nên các câu bác bỏ. Trong các trƣờng hợp đó, yếu tố " có - đâu", " đâu có", " có - nào", " nào có", "có - gì", " gì - có" là các tác tử bác bỏ. Đối tƣợng chất vấn trong loại câu này nằm giữa yếu tô" bác bỏ "có-đâu","có-gì", "nào-có". Ví dụ:

50. Không, tôi có ăn gì đâu ?

Đối tƣợng chất vấn trong câu hỏi trên là hành động [ Ăn ]. Nếu hành động đó không xảy ra thì nó sẽ bị bác bỏ, nghĩa là [ không ăn ]. Nhƣ vậy hành vi gián tiếp của câu 50 là " tôi không ăn gì cả ".Bác bỏ lại lời của ngƣời đối thoại. Tƣơng tự ta có các câu 51, 52, 53

51. Không, đây ông xem, có gì đâu ?

52. ... Nhà nƣớc phải tốn về anh bảy tám đồng bạc, mà nhà nƣớc có đƣợc lợi lộc gì đâu ?

53. Nhƣng có ai kêu ca phàn nàn gì đâu ?

Các câu hỏi trên đây có cấu trúc khái quát là "có A gì đâu ?" và hành vi gián tiếp là "không A". Đối tƣợng bác bỏ ở đây chính là A.

54. Mà nào chỉ có một bệnh sốt rét?

Trong câu 24, cụm từ "nào chỉ có" tƣơng đƣơng với "không chỉ có" vì chúng có nghĩa chung là "có A và có một cái khác nữa". Thực chất cụm "nào có" là

Trang 73 một tác tử bác bỏ bộ phận đứng sau nó. Trong trƣờng hợp, ngƣời ta lƣợc bỏ "có" thì riêng "nào" cũng đủ chức năng bác bỏ. Vì vậy ở câu 53, từ "nào" đã trực tiếp tác động vào từ "chỉ" để tạo nên câu có hành vi tại lời là hỏi nhƣng hành vi ngôn ngữ gián tiếp là lời bác bỏ mang nét nghĩa [ ngoài bệnh sốt rét ra ( anh ta) còn mang nhiều bệnh khác nữa.]

55. Quanh anh nào có ai ?

Trong câu 55, tác tử "nào có" trực tiếp tác động vào từ phiếm định "Ai" nên mới tạo thành sự bác bỏ tuyệt đối và do đó hành vi gián tiếp của câu 55 tƣơng ứng với câu phủ định tuyệt đối (56).

56. Quanh anh không có ai cả.

d. Hành vi tại lời là câu hỏi chất vấn dùng từ "sao", nhưng hành vi gián tiếp là bác bỏ.

"Sao" là một đại từ thƣờng dùng để hỏi về nguyên nhân không biết rõ của điều đã xảy ra, cũng có thể dùng "sao" để hỏi về phƣơng thức, về nội dung của hành động. Trong nhiều trƣờng hợp từ "sao" trở thành yếu tố tạo nên nội dung bác bỏ của các câu hỏi chất vấn. Ví dụ:

57. Sao lại không xin ?

Câu trên có cấu trúc: "Sao lại không V P", lôgích của loại câu này là chất vấn về nguyên nhân (lý do ) không thực hiện hành động [ không xin ] và qua đó gián tiếp khẳng định hành động [có xin ] nghĩa là [có xin]. Câu 57, về hình thức là một câu hỏi chất vấn ý kiến của ngƣời đối thoại [anh đã không xin], nhƣng về nội dung là nhằm bác bỏ ý kiến đó [sao lại không xin ]. Rõ ràng từ LẠI đóng vai trò chi phối nét nghĩa khẳng định [có xin ] và tạo nên hành vi ngôn ngữ gián tiếp là bác bỏ của câu 57. Nếu ta lƣợc bỏ từ LẠI thì nét nghĩa khẳng

Một phần của tài liệu Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ nguyễn công hoan 45 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)