Quá trình tạm nhập tái xuất tại cảng Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về cảng quảng ninh và vai trò của nó đối với phát triển thương mại quốc tế (Trang 28 - 34)

 Khái niệm

Tạm nhập là quá trình nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn vào lãnh thổ Việt Nam. Tại quá trình này, hàng hóa nhập khẩu không được nhập để lưu thông tại thị trường nội địa (Việt Nam) mà chỉ “tạm” lưu tại cảng nhằm sau một thời gian ngắn để xuất sang nước thứ ba.

Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Ban đầu, hàng hóa được làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam và sau đó sẽ được xuất khẩu tới một quốc gia khác. Về cơ bản có thể hiểu, trong quá trình này, hàng hóa này được xuất khẩu hai lần, trước là xuất khẩu đi từ nước đầu tiên sau thì tạm nhập khẩu vào Việt Nam rồi lại xuất khẩu sang một nước khác nên gọi là tái xuất.

Khái niệm tạm nhập tái xuất được hiểu là việc một thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia, được làm đầy đủ thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó thương nhân Việt Nam làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đã nhập khẩu này sang một quốc gia khác hoặc có thể là chính quốc gia đã xuất khẩu ban đầu. Song song với đó, hàng hóa tạm nhập tái xuất này theo hình thức kinh doanh thì

có thời gian lưu lại tại Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ tục tạm nhập qua khu vực hải quan. Định nghĩa trên được xây dựng căn cứ theo quy định tại luật Hải quan năm 2014 và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP.

Các hình thức tạm nhập tái xuất

Theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, hiện nay có 05 hình thức tạm nhập tái xuất:

 Tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh:

o Đối với hàng hóa kinh doanh có điều kiện:

- Nhóm hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện: Nghị định số 69/ 2018/ NĐ- CP quy định về danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện bao gồm:

+ Nhóm hàng thực phẩm đông lanh: ví dụ như thị và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ; ruột, bong bóng và dạ dày động vật… (Phụ lục VII Nghị định

69/2018/NĐ-CP)

+ Nhóm hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt: bia sản xuất từ Malt, rượu vang từ nho tươi; xì gà; thuốc lá,… (Phụ lục VIII Nghị định 69/2018/NĐ-CP)

+ Nhóm hàng hóa đã qua sử dụng: Tủ kết đông, loại cửa trên, dung tích không quá 800 lít; Máy làm khô quần áo; Máy hút bụi,… (Phụ lục IX Nghị định số 69/2018/ NĐ-CP)

- Quy định điều kiện kinh doanh: Để kinh doanh tạm nhập tái xuất nhóm hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì thương nhân Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và được Bộ Công Thương cấp MSKD tạm nhập tái xuất hàng hóa

+ Một số hạn chế với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất: Không được ủy thác, nhận ủy thác tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện; không chuyển loại hình kinh doanh từ tạm nhập tái xuất sang hình thức nhập khẩu nhằm mục đích tiêu thụ nội địa những hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện

+ Với vận đơn đường biển của hàng hóa tạm nhập tái xuất: Phải là vận đơn đích danh ghi số Mã số kinh doanh (MSKD) tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp hoặc số

Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với hàng hóa đã qua sử dụng

o Đối với hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, tạm dừng xuất nhập khẩu hoặc chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam

Doanh nghiệp muốn kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất thuộc loại hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu; tạm dừng xuất nhập khẩu hay hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam hoặc hàng hóa chịu sự quản lý bằng các biện pháp hạn ngạch xuất nhập khẩu, thuế quan,… thì phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất.

o Một số lưu ý:

- Thương nhân là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì không được thực hiện hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất, thay vào đó có thể tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn; tái chế, bảo hành…

- Khi vận chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất bằng container trừ những trường hợp bắt buộc phải thay đổi, chia nhỏ hàng hóa theo yêu cầu thì các chủ thể liên quan không được phép chia nhỏ hàng hóa, đồng thời cơ quan hải quan sẽ kiểm soát hàng hóa từ khi tạm nhập vào Việt Nam tới khi được tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.

- Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam: Không quá 60 ngày, kể từ khi hoàn thành xong thủ tục tạm nhập. Nếu cần kéo dài thời hạn thời gian gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày, không quá 02 lần gia hạn và phải có văn bản đề nghị được gia hạn gửi tới Chi cục Hải quan nơi thương nhân làm thủ tục tạm nhập hàng hóa tạm nhập tái xuất.

- Do là hình thức tạm nhập tái xuất nên thương nhân kinh doanh cần thưc hiện trên hai hợp đồng riêng biệt. Đối với nước xuất khẩu ban đầu thì làm hợp đồng nhập khẩu, đối với nước mà thương nhân Việt Nam tái xuất hàng hóa thì làm hợp đồng xuất khẩu. Thời gian làm hợp đồng xuất khẩu có thể trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.

 Tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn:

- Thương nhân Việt Nam có quyền ký kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài về hàng hóa tạm nhập tái xuất với mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn trừ trường hợp là hàng hóa thuộc diện cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu. Sau khi tiến hành bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hàng hóa tạm nhập tái xuất trong

một khoảng thời gian nhất định thì thương nhân nước ngoài lại tiếp tục tái xuất hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

- Khác với trường hợp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất, hình thức ký kết hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn không quy định cụ thể về thời gian hàng tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam. Do tùy từng trường hợp, mặt hàng cụ thể, trang thiết bị, trình độ, nhu cầu mà thời gian bảo hành, bảo dưỡng, thuê mượn không thể ấn định một cách cụ thể. Trường hợp này các bên thương nhân có quyền tự thỏa thuận với nhau một khoảng thời gian hợp lý trong hợp đồng ký kết.

 Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài.

- Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài được hiểu là thương nhân nước ngoài đặt hàng với thương nhân Việt Nam vê việc tái chế, bảo hành hàng hóa đích danh cho thương nhân nước ngoài chỉ định. Sau khi tái chế, bảo hành thì thương nhân Việt Nam sẽ xuất trả lại hàng hóa đó cho chính thương nhân nước ngoài đã đặt hàng. Hoạt động tạm nhập tái xuất theo hình thức này được thưc hiện tại các cơ quan Hải quan và không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.

- Điểm khác biệt của hình thức này so với hai hình thức trên là hàng hóa sau khi tạm nhập vào Việt Nam để tái chế, bảo hành thì sẽ được tái xuất trở lại chính thương nhân nước ngoài đã xuất khẩu ban đầu sang cho Việt Nam chứ không phải là tái xuất sang nước thứ ba hay một thương nhân nước ngoài nào khác như hai hình thức trên.

 Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.

- Do nhu cầu của xúc tiến thương mại, trong một số trường hợp hàng hóa tạm nhập tái xuất được đưa vào lãnh thổ Việt Nam mục đích ban đầu không nhằm kinh doanh kiếm lời mà để phục vụ cho nhu cầu trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc tham gia tại các triển lãm, hội trợ. Mục đích của hình thức tạm nhập tái xuất này là đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, kích cầu giao thương trong và ngoài nước. Do đó, hình thức này cũng không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất mà chỉ phải thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu tại cơ quan hải quan.

- Khi tạm nhập tái xuất để trung bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thì thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định riêng về việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm, quy định của triển lãm, hội trợ.

- Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam theo hình thức này cũng không quy định cụ thể nhưng thông thường sẽ tuân theo khoảng thời gian của chương trình, chiến dịch trưng bày, thời gian diễn ra hội chợ, triển lãm.

 Tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác:

- Trong một số trường hợp, do điều kiện về trang thiết bị , máy móc, dụng cụ y tế tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước và các tổ chức nước ngoài vì mục đích nhân đạo muốn đưa các trang thiết bị y tế vào để hỗ trợ Việt Nam thì sẽ xuất hiện hình thức tạm nhập tái xuất các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam. Đương nhiên với hình thức này cũng không cần có Giấy phép tạm nhập tái xuất. Hiểu đơn giản thì với hình thức này, tổ chức nước ngoài hỗ trợ Việt Nam, cho Việt Nam ” mượn” các máy móc thiết bị không nhằm mục đích thu lợi, sau quá trình sử dụng thì Việt Nam phải tái xuất trả lại cho tổ chức nước ngoài.

- Với những trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho thể thao, nghệ thuật cũng chỉ cần thưc hiện thủ tục tại các cơ quan hải quan. Trừ những máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh, thể thao, nghệ thuật mà thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu hay hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thì ngoài việc thưc hiện thủ tục hải quan còn cần phải bổ sung một số giấy tờ sau:

+ Giấy tờ về việc cho phép tiếp nhận đoàn khám bệnh, tổ chức sự kiện vào Việt Nam của cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền.

+ Cam kết của cơ quan, tổ chức cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh, tổ chức sự kiện về việc sử dụng đúng mục đích của hàng hóa tạm nhập tái xuất.

+ Trong trường hợp đặc biệt cần tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa là vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh nhằm mục đích phục vụ mục đích quốc phòng an ninh thì cần có sự xem xét, cho phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Quy trình tạm nhập tái xuất:

Bước 1 Chọn đúng loại hình và chuẩn bị các chứng từ phù hợp với 5 hình thức tạm nhập tái xuất ở trên.

Bước 2 – Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ như sau:

- Hợp đồng sửa chữa, hợp đồng bảo hành, hợp đồng thuê mướn…

- Hóa đơn thương mại (CI)

- Packing List

- Công văn xin tạm nhập – tái xuất

- Tờ khai tạm nhập

- Vận đơn

Lưu ý quan trọng:

- Cần thể hiện rõ số serial number, model, hãng sản xuất, xuất xứ trên chứng từ trùng khớp với trên hàng hóa.

- Có thể yêu cầu chụp lại ảnh trước khi gửi hàng đi để kiểm tra với chứng từ. Giá trị hàng hóa sẽ không tính thuế đối với hàng tạm nhập ngoại trừ trường hợp tạm nhập theo hình thức thuê mượn có phải thanh toán phí thuê mượn cho đầu nước ngoài. Thuế nhập khẩu sẽ được tính theo phí thuê mượn dựa vào mã HS của hàng hóa như lúc nhập kinh doanh bình thường. Hàng sẽ không chịu thuế VAT (điểm này quan trọng).

Bước 3 – Làm thủ tục hải quan, thông quan. Quy trình này cũng giống như quy trình hàng nhập bình thường.

Bước 4 – Theo dõi và đảm bảo thời gian tạm nhập luôn còn hạn hiệu lực, nếu thấy sắp đến hiệu lực mà hàng hóa chưa sẵn sàng để gửi trả cần gia hạn thêm… thì phải làm thủ tục gia hạn cho tờ khai tạm nhập.

Bộ hồ sơ cho quy trình này là:

- Tờ khai tạm nhập bản gốc (liên do người nhập khẩu giữ) + bản photo sao y

- Công văn xin gia hạn

- Hợp đồng sữa chữa, thuê mướn, triển lãm…

- Điều khoản, phụ lục có ghi gia hạn trong hợp đồng thuê mướn; hoặc email, công văn thông báo cần thêm thời gian sửa chữa, thuê mượn, triễn lãm…

Sau khi trình hải quan, hải quan tại chi cục mở tờ khai tạm nhập sẽ xác nhận trên tờ khai là gia hạn đến bao lâu.

Bước 5 – Làm thủ tục tái xuất cho lô hàng

+ Xác định là đúng hàng hóa đã được nhập về (trùng serial number, model hay thông số trên tờ khai tạm nhập)

+ Sau khi xác định đầy đủ các yếu tố thì liên hệ book lịch tàu, lịch bay để làm thủ tục tái xuất cho lô hàng

Book lịch tàu, lịch bay…Lấy B/L hay AWB khi hàng đã hoàn tất tái xuất.

Bước 6 – Làm thủ tục tái nhập cho lô hàng tạm nhập.

Cần chuẩn bị bộ hồ sơ tái xuất như sau:

- Tờ khai tái xuất khẩu thông tin hàng như tờ khai tạm nhập có thể xuất làm nhiều lần cho lô hàng nhập.

- Công văn tái xuất

- Invoice

- Packing List

- Vận đơn xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về cảng quảng ninh và vai trò của nó đối với phát triển thương mại quốc tế (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w