Là một giáo viên giảng dạy Vật lí nên tôi sẽ nêu cụ thể hơn về kinh nghiệm của bản thân trong việc xây dựng bài giảng e-learning môn Vật lí, nhưng thiết nghĩ việc tìm hiểu tiến trình xây dựng một bài giảng (dù ở bộ môn nào) cũng sẽ giúp ích hơn cho việc soạn giảng của mỗi giáo viên.
Việc chia sẻ phần mềm bằng văn bản chắc chắn có những hạn chế, tuy nhiên bản thân luôn cố gắng trình bày sao cho người đọc dễ nắm bắt và có thể thực hiện lại được. Ngoài ra, từ những hiểu biết cơ bản, khi bước vào sử dụng ta sẽ khám phá thêm nhiều công cụ và cách thức soạn giảng sao cho hiệu quả và lối cuốn người học.
Những năm qua, tuy trong quá trình soạn giảng cũng gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian để hoàn thiện một bài giảng nhưng qua hội thi Thiết kế bài giảng E- learning do Sở GD-ĐT An Giang tổ chức, bản thân cũng đạt được kết quả đáng khích lệ (Giải A hội thi Thiết kế bài giảng E-learning cấp tỉnh năm học 2016-2017 và năm học 2018-2019).
II. KẾT LUẬN
Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tác giả không thể trình bày chi tiết hơn nữa các kĩ thuật, thủ thuật để sử dụng phần mềm Adobe Presenter. Tuy nhiên, những nội dung trình bày trên mong rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu cơ bản nhất cho một giáo viên mới bắt đầu soạn bài giảng e-learning, cũng như là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người đã và sẽ thực hiện soạn giảng trong tương lai.
Việc soạn một bài giảng e-learning sao cho tốt quả thật mất nhiều thời gian, nhưng nếu giáo viên có thể từ việc làm quen, bắt đầu soạn đến rút kinh nghiệm cho những bài giảng về sau thì chắc chắn có thể tạo ra được nhiều bài học hay và hấp dẫn học sinh, làm phong phú hơn cho ngân hàng bài giảng của địa phương cũng như trong cả nước.
III. KIẾN NGHỊ
- Sở GD-ĐT An Giang tiếp tục duy trì Hội thi Thiết kế bài giảng E-learning để giáo viên có động lực tạo ra thêm nhiều bài giảng vừa phục vụ cho việc dạy học, vừa làm phong phú thêm cho ngân hàng bài giảng của địa phương.