Giải pháp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK (Trang 26 - 28)

III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU

3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu

Chất lượng gạo là một yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của việc kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, chất lượng gạo không chỉ quyết định giá cả mà còn quyết định khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trên thực tế, tại thị trường Trung Quốc, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với các nước xuất khẩu khác chủ yếu là do chất lượng gạo còn thấp so với đối thủ.

Để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, cần cải thiện các yếu tố liên quan, trong đó có giống lúa, quá trình xay xát, chế biến và hệt thống tiêu chuẩn chất lượng.

Đối với giống lúa, cần tăng cường đầu tư nghiên cứu các giống lúa xuất khẩu có năng suất cao và phù hợp với thị hiếu của thị trường mục tiêu, cụ thể là thị trường

Trung Quốc. Sau khi hoàn thiện giống lúa xuất khẩu, tiến hành xây dựng vùng lúa nguyên liệu với đủ các điều kiện cơ sở hạ tầng và tập trung sản xuất 1 - 2 giống chủ lực. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc gieo sạ đồng loạt, khống chế dịch bệnh và cho phép thực hiện quy trình cơ giới hóa một cách đồng bộ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ giá giống lúa, đồng thời khuyến cáo nông dân chỉ sử dụng nhóm giống lúa xuất khẩu.

Đối với quá trình xay xát, chế biến, theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: Phải đầu tư công suất chế biến công nghiệp đạt 25 triệu tấn/năm, đủ năng lực chế biến 60% tổng sản lượng thóc; tuân thủ các quy trình công nghệ trong chuỗi sản xuất sản phẩm từ thu mua, sấy bảo quản, xay xát, dự trữ, lưu thông, đưa tỷ lệ gạo thu hồi trên 68%; giảm tổn thất sau thu hoạch còn 5 - 6%.

Để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam cần tích cực ứng dụng các thành tựu mới của khoa học – công nghệ vào sản xuất, đầu tư và quy hoạch theo chiều sâu mạng lưới xay xát theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nên hợp tác và cùng với Nhà nước nhập các công nghệ xay xát chế biến hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc,... để giảm tỷ lệ tấm, đánh bóng gạo, giảm độ ẩm trong gạo. Ngoài ra, Nhà nước còn phải hỗ trợ phát triển mạng lưới cơ sở chế biến gạo quy mô nhỏ và vừa ở nông thôn, nâng cấp các cơ sở xay xát, bổ sung máy phân loại, đánh bóng gạo, máy tách hạt để nâng cao phẩm cấp gạo.

Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn gạo quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để tăng sức cạnh tranh. Theo đó, cần phải cải thiện chất lượng gạo xuất khẩu như sau: Tỷ trọng gạo 5 - 10% tấm chiếm 70% sản lượng, tỷ lệ hạt trắng bạc không quá 4%, tỷ lệ hạt hư hỏng không quá 0,2%, hạt vàng không quá 2%,.. cũng như các tiêu chuẩn bên về chất lượng như phẩm chất gạo hay độ trở hồ,...

Để có sản phẩm gạo chất lượng cao, Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan kiểm định, giám sát chặt chẽ chất lượng gạo khi chế biến xong và đặc biệt là chất

lượng gạo xuất cảng. Để thực hiện được điều đó, biện pháp quyết định là quản lý kiểm tra chặt chẽ đầu vào bao gồm từ giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và phơi sấy, thu mua và chế biến, tồn trữ cho đến tiếp thị và phân phối,…

Ngoài ra, để tăng khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường kiểm soát chất lượng gạo, để hàng giao có chất lượng ngang bằng hoặc cao hơn mẫu chào hàng lúc ký kết hợp đồng, đồng thời kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hạt gạo.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)