Khu di tích lịch sử Đền Hùng có tiềm năng du lịch vô cùng lớn. Nằm gần trung tâm tỉnh Phú Thọ, giao thông thuận tiện, cầu nối giữa khu vực miền núi phía Bắc và vùng đồng bằng. Ngoài hai di sản được công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại là “hát Xoan” và “tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, Phú Thọ được biết đến là một tỉnh có rất nhiều điểm du lịch, di sản. Là di tích có thế mạnh cả về văn hóa vật thể và phi vật thể, di tích Đền Hùng là điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Đến với Đền Hùng, du khách được tìm hiểu về lịch sử, nét văn hóa đặc sắc của con người Việt Nam. Nằm trong quần thể di tích quý khách được tham quan, khám phá về xã hội xưa kia với rìu đá, thuổng, trống đồng… trong bảo tàng Hùng Vương. Ngoài ra, quý khách còn được trải nghiệm du lịch sinh thái tại khu vực rừng Nghĩa Lĩnh với hệ sinh thái vô cùng phong phú.
Tỉnh Phú Thọ và Ban quản lý di tích Đền Hùng cần phối hợp với Tổng cục du lịch liên kết với các địa phương hình thành các tour. Để xây dựng một điểm du lịch hấp dẫn, Ban quản lý di tích Đền Hùng cần khai thác triệt để các đặc sắc về tự nhiên, về cảnh quan di tích. Quy hoạch các điểm di tích xung quanh khu vực Đền Hùng, thành quần thể di tích, xây dựng hệ thống tour du lịch tới di tích trong và ngoài tỉnh.
Một số tour du lịch trong tỉnh:
- Đền Hùng - Đền Mẫu Âu Cơ - suối nước nóng Thanh Thủy.
- Đền Hùng - suối nƣớc nóng Thanh Thủy - Đầm Ao Châu Hạ Hòa - rừng Xuân Sơn.
Một số tour du lịch kết hợp các tỉnh khác: - Hà Nội - Đền Hùng.
- Đền Hùng - Tam Đảo - Tây Thiên.
- Đền Hùng - Thành phố Sơn La - Thủy điện Sơn La - Nhà tù Sơn La - Mộc Châu (Sơn La)
(Lào Cai) - Bắc Hà (Lào Cai).
Phát triển thêm các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa. Nếu phát triển tốt các loại hình du lịch, chúng sẽ góp phần thúc đẩy, bảo vệ, tôn tạo và phát triển di tích tại lễ hội Đền Hùng trong mối quan hệ tƣơng tác giữa con ngƣời, lịch sử, tự nhiên của dân tộc Việt, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.