https://docs.google.com/spreadsheets/d/1S8-DLgT2S0YtfqY- BVzye8q7kwpVH8p_3DCO5ja_gN8/edit?usp=sharing
Phần III. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 1) Mô tả kết quả nghiên cứu bảng 1
Bảng 1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát.
Biến Tần số Tỷ lệ % Tỷ lệ % tíchlũy Giới tính Nam 104 50,50% 50,50% Nữ 102 49,50% 100% Tổng 206 100% Tình trạng hôn nhân Độc thân 168 81,60% 81,60% Đã lập gia đình 38 18,40% 100% Tổng 206 100% Số con
Chưa có con 173 84% 84% Có 1 con 17 8,30% 92,20% Có 2 con 16 7,80% 100% Tổng 206 100% Nhóm tuổi 20-24 tuổi 40 19,40% 19,40% 25- 44 tuổi 164 79,60% 99% 45-55 tuổi 2 1% 100% Tổng 206 100% Thu nhập trung bình Dưới 10 triệu VNĐ 53 25,70% 25,70% Từ 10 đến 15 triệu VNĐ 63 30,60% 56,30% Từ 15 đến 20 triệu VNĐ 43 20,90% 77,20% Trên 20 triệu VNĐ 47 22,80% 100% Tổng 206 100% Nhóm công ty
Tổ chức/Doanh nghiệp tư nhân 101 49% 49%
Tổ chức/Doanh nghiệp nhà nước 17 8,30% 57,30% Tổ chức/Doanh nghiệp cổ phần hóa 36 17,50% 74,80% Tổ chức/Doanh nghiệp có vốn nước ngoài 52 25,20% 100% Tổng 206 100% Lĩnh vực của công ty Sản xuất 47 22,80% 22,80%
Thương mại, dịch vụ nói chung 106 51,50% 74,30%
Tổng 206 100%
Bảng trên cho thấy kết quả thống kê theo các đại lượng của 206 quan sát.
Về giới tính, tỷ lệ nam giới và tỷ lệ nữ giới tham gia nghiên cứu này lần lượt
là 50,50% và 49,50%. Như vậy, các đối tượng phân bố khá đồng đều.
Về tình trạng hôn nhân, trong tổng số quan sát thì người lao động độc thân
chiếm số lượng chủ yếu với 168 người (81,60%). Tỷ lệ này ở người lao động đã kết hôn khiêm tốn hơn, chỉ 18,40% với 38 người.
Về số con, người lao động chưa có con chiếm số lượng áp đảo 173 trên tổng
số 206 quan sát ( 84%). Tiếp đến là 17 người có 1 con (8,30%) và còn lại 16 người có 2 con (7,80%). Sở dĩ nhóm chưa có con có tỉ lệ cao như vậy là do số lượng người độc thân đã chiếm tới 81,60% trên tổng số người lao động.
Về nhóm tuổi, những người khảo sát chủ yếu nằm trong độ tuổi 25- 44
(79,60%) Nhóm lao động từ 20-24 tuổi có tỷ lệ ít hơn (19,40%) và thấp nhất là nhóm 45- 55 tuổi chỉ chiếm 1% trên tổng số quan sát. Tỷ lệ phân bố này là khá hợp lý theo độ tuổi lao động được quy định.
Về thu nhập trung bình, mẫu khảo sát tập trung ở các đối tượng có thu nhập
từ 10 đến 15 triệu VNĐ đồng (63 người chiếm 30,60%) và thu nhập dưới 10 triệu VNĐ đồng (53 người chiếm 25,70%). Với thu nhập từ 15 đến 20 triệu VNĐ có 43 người chiếm 20,90%. Còn lại 47 người (22,80%) có thu nhập trên 20 triệu VNĐ. Kết quả cho thấy các nhóm thu nhập trung bình của người lao động phân bố khá đồng đều, không có quá nhiều sự chênh lệch.
Về nhóm công ty, trong 206 mẫu khảo sát, người lao động làm việc ở các tổ
chức/doanh nghiệp tư nhân có tỷ lệ cao nhất (101 người chiếm 49%). Trong khi đó số người lao động làm việc ở các tổ chức/doanh nghiệp có vốn nước ngoài chỉ bằng một nửa con số trên (52 người chiếm 25,20%). Nhóm người được khảo sát cho biết làm việc ở các tổ chức/doanh nghiệp cổ phần hóa và nhà nước thậm chí còn ít hơn với tỷ lệ lần lượt là 17,50% và 8,3%. Cơ cấu nhóm công ty có sự chênh lệch rõ rệt, chủ yếu tập trung ở các tổ chức/doanh nghiệp tư nhân.
Về lĩnh vực của công ty, có đến 106 (51,50%) các công ty hoạt động trong lĩnh vực
25,70% với 53 công ty và 47 công ty còn lại hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chiếm 22,80%.
2) Mô tả kết quả nghiên cứu bảng 2
Bảng 2. Hệ số tương quan
EP CANHAN QUANHE DONGLUC MTRUONG HOTRO
Hệ số tương quan Pearson EP 1,000 0,677 0,331 0,429 0,287 0,502 CANHAN 0,677 1,000 0,414 0,486 0,500 0,462 QUANHE 0,331 0,414 1,000 0,493 0,360 0,296 DONGLUC 0,429 0,486 0,493 1,000 0,365 0,364 MTRUONG 0,287 0,500 0,360 0,365 1,000 0,292 HOTRO 0,502 0,462 0,296 0,364 0,292 1,000 Giá trị sig. EP 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 CANHAN 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 QUANHE 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 DONGLUC 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 MTRUONG 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 HOTRO 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
Kết quả ở Bảng 2. Hệ số tương quan cho thấy giá trị sig= 0,000 nhỏ hơn 0,05 nên các biến trong tổng thể có tương quan với nhau.
Bên cạnh đó, Hiệu quả công việc (EP) có mối quan hệ khá chặt chẽ với các biến Đời sống và tính cách cá nhân của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà (CANHAN), Quan hệ đối với cấp trên và với tổ chức của người lao động ủng hộ làm việc tại nhà (QUANHE), Động lực của người lao động đối với công việc (DONGLUC), Quan điểm về không gian và môi trường làm việc của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà (MTRUONG), Sự hỗ trợ của công ty, đồng nghiệp và thu nhập của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà (HOTRO). Trong đó, CANHAN có mức độ tương quan mạnh nhất (hệ số tương quan Pearson r = 0,677), tiếp theo là HOTRO (r = 0,502), DONGLUC (r = 0,429), QUANHE (r = 0,331) và biến có mức độ tương quan yếu nhất là MTRUONG (r = 0,287). Các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc và do đó sẽ được đưa vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc. Giữa các biến độc lập cũng có sự tương quan lẫn nhau với các hệ số tương quan Pearson biến thiên từ 0,292 đến 0,500. Tuy nhiên cần lưu ý một số cặp biến có mối tương quan khá mạnh: CANHAN và QUANHE (r = 0,414), CANHAN và DONGLUC (r = 0,486), QUANHE và DONGLUC (r =
0,493), CANHAN và HOTRO (r = 0,462), CANHAN và MTRUONG (r = 0,500). Do đó khi phân tích hồi quy cần phải kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.
3) Mô tả kết quả nghiên cứu bảng 3
Bảng 3. Hệ số hồi quy.
Mô hình
Hệ số hồi quy
chưa chuẩn hóa quy chuẩn hóaHệ số hồi
t Giá trị p
B Sai số chuẩn Beta
Hằng số 1,108 0,244 4,534 0,000 CANHAN 0,501 0,057 0,569 8,773 0,000 QUANHE 0,016 0,054 0,017 0,297 0,766 DONGLUC 0,103 0,063 0,100 1,636 0,103 MTRUONG -0,104 0,057 -0,107 -1,841 0,067 HOTRO 0,207 0,051 0,228 4,045 0,000
Theo Bảng 3. Hệ số hồi quy, kết quả thống kê cho thấy 3 mối quan hệ giữa 3 cặp nhân tố sau không có ý nghĩa thống kê, cụ thể:
Quan hệ đối với cấp trên và với tổ chức của người lao động ủng hộ làm việc tại nhà (QUANHE) đến hiệu quả công việc (EP) không có ý nghĩa thống kê ( giá trị p = 0,766 > 0,05) do đó giả thuyết H2 bị bác bỏ, nghĩa là “quan hệ đối với cấp trên và với tổ chức của người lao động ủng hộ làm việc tại nhà” không có ảnh hưởng tích cực đến “hiệu quả công việc”.
Động lực của người lao động đối với công việc (DONGLUC) đến hiệu quả công việc (EP) không có ý nghĩa thống kê ( giá trị p = 0,103 > 0,05) do đó giả thuyết H3 bị bác bỏ, nghĩa là “động lực của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà đối với công việc” không có ảnh hưởng tích cực đến “hiệu quả công việc”.
Quan điểm về không gian và môi trường làm việc của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà (MTRUONG) đến hiệu quả công việc (EP) không có ý nghĩa thống kê ( giá trị p = 0,067 > 0,05) do đó giả thuyết H4 bị bác bỏ, nghĩa là “quan điểm về không gian và môi trường làm việc của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà” không ảnh hưởng tích cực đến “hiệu quả công việc”
Hai biến còn lại là đời sống và tính cách cá nhân của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà (CANHAN) và sự hỗ trợ của công ty, đồng nghiệp và thu nhập của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà (HOTRO) có ý nghĩa thống kê vì p = 0, 000 nhỏ hơn 0,05. Đồng thời hệ số
hồi quy chuẩn hóa của 2 biến này đều dương cho thấy mối quan hệ giữa các biến này với hiệu quả công việc là quan hệ cùng chiều. Do đó:
Giả thuyết H1 được chấp nhận, nghĩa là “đời sống và tính cách cá nhân của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà” ảnh hưởng tích cực đến “hiệu quả công việc”.
Giả thuyết H5 được chấp nhận, nghĩa là “sự hỗ trợ của công ty, đồng nghiệp và thu nhập của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà” ảnh hưởng tích cực đến “hiệu quả công việc”.
Các hệ số hồi quy có ý nghĩa: Với điều kiện các yếu tố khác không đổi,
Khi đời sống và tính cách cá nhân của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà tăng lên 1 đơn vị thì hiệu quả công việc tăng lên 0,569 đơn vị.
Khi sự hỗ trợ của công ty, đồng nghiệp và thu nhập của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà tăng lên 1 đơn vị thì hiệu quả công việc tăng lên 0,228 đơn vị.
Và trong các yếu tố trên của mô hình nghiên cứu, đời sống và tính cách cá nhân của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả công việc. Xếp theo sau là sự hỗ trợ của công ty, đồng nghiệp và thu nhập của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà.
4) Lập bảng đánh giá các giả thuyết nghiên cứu đề xuất, giả thuyết nào được chấpnhận? Giả thuyết nào không được chấp nhận nhận? Giả thuyết nào không được chấp nhận
Giả
thuyết Phát biểu P- Value
Hệ số Beta chuẩn hóa
Mức ý nghĩa
(sig) Kết luận H1
Đời sống và tính cách cá nhân của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công việc.
0,000 0,569 0,000 Chấp nhận
H2
Quan hệ đối với cấp trên và với tổ chức của người lao động ủng hộ làm việc tại nhà ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công việc.
0,766 0,017 0,000 Không chấp nhận
H3
Động lực của người lao động đối với công việc (khi họ ủng hộ làm việc ở nhà) ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công việc.
0,103 0,100 0,000 Không chấp nhận
H4
Quan điểm về không gian và môi trường làm việc của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công việc.
0,067 -0,107 0,000 Không chấp nhận
H5
Sự hỗ trợ của công ty, đồng nghiệp và thu nhập của người lao động ủng hộ làm việc ở nhà ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công việc.