Cấu trúc của câu chuyện

Một phần của tài liệu Mot so cong cu da phuong tien (Trang 112 - 113)

C. Hoạt động sáng tạo dự án

3. Cấu trúc của câu chuyện

3.1. Nguyên tắc ba hồi

Để đơn giản, các bạn viết kịch bản về sinh hoạt lớp theo ba hồi (i) đặt vấn đề; (ii) phát triển vấn đề; (iii) giải quyết vấn đề.

Bạn hãy liên hệ câu chuyện của bạn với câu chuyện được bạn khác, thày cô giáo hay đài phát thanh thể hiện.

Các bạn hãy để ý các chi tiết mắm muối, nhưng quan trọng, thêm vào phim, để kích thích sự chú ý của người xem.

Cấu trúc kịch bản cho phép các bạn tạo được kịch tính cho câu chuyện. Căn cứ vào nội dung kịch, có thể chia thành các thể loại: hài kịch, bi kịch, bi hài kịch, chính kịch... Viết kịch, đó gần như là tái tạo cuộc sống, nhưng tái tạo lại cuộc sống đòi hỏi phải nắm vững nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật viết kịch, cũng như người họa sĩ cần phải biết các nguyên tắc về bố cục để vẽ lên một bức tranh.

Mục đích của cấu trúc ba hồi và những yếu tố mang tính kịch là giúp các bạn đi vào vấn đề cốt lõi; hay nói cách khác là kể câu chuyện của mình về sinh hoạt lớp một cách hiệu quả nhất có thể được.

3.2. Biểu đồ cấu trúc kịch bản

Các bạn trong dự án sinh hoạt lớp không nhất thiết theo kịch bản với cấu trúc ba hồi. Tuy nhiên cấu trúc ba hồi có hiệu quả là giữ được sự chú ý của khán giả vào câu chuyện của bạn, và đó là một điểm hết sức quan trọng của phim ngắn, để nó khác với tất cả các phim khác.

Cấu trúc ba hồi gồm: Phần đầu, phần giữa, phần cuối; và nó được hiểu như đúng tên gọi của nó! Trong mỗi hồi, các bạn xác định những yếu tố kịch tính. Các yếu tố kịch tính sẽ giúp các bạn cấu trúc lại cây chuyện về sinh hoạt lớp:

Bạn hãy xác định:

- Biến cố khởi đầu;

- Những nút thắt kịch tính lớn;

112

Một phần của tài liệu Mot so cong cu da phuong tien (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)