3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản về sáng kiến
Chính từ những thực trạng và tồn tại đã nêu ở phần đầu bài viết, bằng tâm huyết và sự nỗ lực hết mình của bản thân, tôi đã hoàn thiện được đề tài này với hy vọng sẽ mang lại một số kết quả:
Thứ nhất, có thể nói đây là một đề tài sáng kiến tương đối mới. Mới ở phương pháp, mới ở cách nhìn nhận, ở cách tiếp xúc và phân tích bài toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của mô đun trong số phức.
Thứ hai, qua đề tài này tác giả đã cung cấp them được một phương pháp giải toán “mới”. Một cách tiếp cận mới giúp bài toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của mô đun trong số phức bớt đi phần nào “khô khan” và khó của nó, tạo ra tính đa dạng và phong phú hơn cho bài toán này. Qua đó, giúp người học toán và làm toán tự tin hơn khi tiếp cận một bài toán mới.
Đặc biệt, điều mà tác giả hy vọng cuối cùng đó là đề tài này có thể được sử dụng trong thực tiễn bồi dưỡng, ôn luyện cho học sinh cuối cấp thi THPT Quốc gia và nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên.
Tóm lại, khi thực hiện dạy và học theo sáng kiến này, giaoas viên sẽ kích thích được sự nghiên cứu của học sinh, tính tự học của học sinh, sự đam mê của học sinh. Từ đó, nâng cao hứng thú, tính tựu giác trong học tập, phát triển năng lực của học sinh, chấn chỉnh được cách học theo lề lối cũ đã không còn phù hợp với chương trình giáo dục hiện nay của Việt Nam, cũng như theo kịp nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Giúp học sinh từng bước khắc phục được tính lười về tư duy, về rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong giải toán, tiếp thu bài một cách thụ động để tiến tới ham thích tìm tòi, phát hiện và sáng tạo, tự rèn luyện kỹ năng sống. Từ đó, sẽ đào tạo ra những con người mới, năng động, sáng tạo, độc lập
trong công việc và có một khối óc phát triển toàn diện, dáp ứng được mọi nhu cầu khắt khe về con người trong thời đại mới.
3.1.2. Tính khả thi, khả năng áp dụng
Đề tài chỉ sử dụng kiến thức nền rất cơ bản (SGK), một số phép biến đổi tương đương, mối tương quan giữa đại số và hình học. Vì vậy, hầu như tất cả các đối tượng học sinh đều có thể tiếp cận được phương pháp mới này. Bên cacnhj đó, tác giả cũng đưa ra nhiều bài toán vận dụng ở mức độ cao dành cho đối tượng học sinh khá giỏi. Tóm lại, đề tài đơn giản trong cách dùng và phong phú đa dạng trong các lĩnh vực khi áp dụng, không cần đến các điều kiện để hạn chế sử dụng nên có thể nói tính khả thi của đè tài là tueong đối.
Đề tài không chỉ vận dụng được cho các bài toán trong chương trình sách giáo khoa THPT hiện hành mà còn có thể áp dụng rộng rãi cho các bài toán trong các chuyên đề ôn luyện thi THPT Quốc gia, ... Vì vậy, có thể nói khả năng áp dụng của đề tài rộng, phù hợp cho mọi đối tượng học sinh, giáo viên linh hoạt biên soạn giảng dạy.
3.1.3. khả năng phát triển của đề tài
Những khám phá từ lời giải của tác giả là hoàn toàn mới. Nhưng điều quan trọng hơn cả là: Vận dụng những ý tưởng khám phá từu sáng kiến không chỉ giải quyết trực tiếp bài toán cần giải mà ta còn mở rộng và rút ra được cách giải tổng quát cho một lớp bài toán, tính mới, tính sáng tạo, khả năng phát triển của sáng kiến là ở đây! Còn hơn thế nữa một khi đã hiểu bài toán một ccahs thấu đáo, tường minh ta có thể tự điều chỉnh, tự sáng tác, phát triển để nhận được những bài toán có chiều sâu hơn, độc đáo hơn.
3.2. Các đề xuất khuyến nghị
- Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên phải thường xuyên trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ với nhau, chú trọng tích lũy kinh nghiệm trong giảng dạy, biết tổ chức cho học sinh học tập có nề nếp, có thói quen và lòng đam mê nghiên cứu khoa học,... và đặc biệt là phải biết lựa chọn cho mình phương pháp giảng dạy thích hợp nhất. Từ đó, để có thể gây hứng thú và kích thích học tập nhiều hơn cho học sinh.
- Đới với lãnh đạo nhà trường: Lãnh đạo nhà trường mà trực tiếp là tổ chuyên môn phải là chỗ dựa vững chắc, đáng tin cậy cho giáo viên trong lĩnh vực chuyên môn, trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Thư viện nhà trường phải thường xuyên cập nhật các loại sách, tạp chí cũng như các tài liệu tham khảo liên quan khác cho giáo viên.
- Đới với cấp ngành:
+ Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, chuyên đề hơn nữa để giáo viên có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
trước và quý đồng nghiệp. Vì vậy, bản thân tôi rất mong được sự góp ý đóng góp, xây dựng thẳng thắn của ban giám khảo các cấp, của quý đồng nghiệp, thầy cô giáo và tất cả các bạn nhằm giúp cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Kính thưa Ban giám khảo! Quý bạn đọc! Dù bản thân tác giả rất cố gắng, miệt mài đầu tư chuyên môn, làm việc nghiêm túc trong một thời gian rất dài để có sáng kiến“ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ CHINH PHỤC BÀI TOÁN TÌM
MÔ ĐUN LỚN NHẤT, MÔ ĐUN NHỎ NHẤT TRONG SỐ PHỨC”này
nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Tác giả thành tâm đón nhận những ý kiến đóng góp và xây dựng để đề tài của tác giả hoàn thiện hơn.
Tác giả chân thành cảm ơn!
Phù cát, ngày 5 tháng 3 năm 2020
Người thực hiện
Huỳnh Thi Trang TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tuyển tập các đề thi thử THPT Quốc gia trên toàn quốc qua các năm. [2] Một số trang web và tài liệu từ Internet.
[3] Đề thi THPT Quốc gia qua các năm.