Trong mô hình sự thay đổi gồm 8 bước của Kotter có nêu rất rõ về cách thay đổi theo một trình tự nhất định. Khơi gợi cho Ban Giám đốc công ty có những định hướng để thay đổi.
Bước 1 : Hình thành ý tưởng sự thay đổi khẩn trương
- Đánh giá thị trường và năng lực cạnh tranh của công ty, xem xét kỹ các sản phẩm để phù hợp với thị trường và loại bỏ những sản phẩm nào có sức cạnh tranh yếu nhằm tối đa hóa sản xuất.
- Xác định cơ hội và thách thức đặt ra để chọn hướng đi phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại. Cơ hội trong thị trường ngành nguyên liệu pha chế đang trên đà phát triển nhưng do tình hình dịch Covid 19 nên cũng ảnh hưởng rất nặng nề đến cơ hội phát triển thị trường của Công ty. Cần xem xét và đánh giá kĩ để xác định chiến lược phát triển cho phù hợp với tình hình hiện nay.
- Thảo luận thẳng thắn và tập hợp sự đồng lòng của toàn bộ nhân viên để đưa ra những thay đổi cần thiết nhất trong lúc này.
- Phải luôn luôn đề cao sự Thay đổi là sự sống còn , phải mang tính cấp bách đẩy nhanh từ các bộ phận, từ các phòng ban và các cấp quản lý.
Bước 2: Tạo sự phối hợp chỉ đạo mạnh mẽ
- Xác định rõ người chỉ đạo và định hướng trong công ty, xác định vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân quản lý cụ thể.
- Cam kết từ đội ngũ lãnh đạo chủ chốt để cùng hướng đến một mục tiêu chung của công ty. Xây dựng tính đoàn kết chặt chẽ của toàn thể nhân viên công ty.
- Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, nhất là nhóm dẫn đầu quản lý để thực hiện những chiến lược kinh doanh đơn vị cho phù hợp với cơ hội mà Ban giám đốc đã xác định.
- Rà soát, phát hiện những khâu còn yếu nhằm cải tiến, thay đổi, tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong công ty, đôn đốc và động viên tinh thần thay đổi để tốt hơn đến các Cán bộ công nhân viên, qua đó cũng phải có những biện pháp mạnh để xử lý các trường hợp ì ạch và yếu kém làm ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của toàn công ty.
Bước 3: Tạo một tầm nhìn
- Xác định những giá trị trung tâm để thay đổi, những mục đã liệt kê và cần thay đổi nhanh chóng và cấp thiết. Các yếu tố đã liệt kê từ trước cần phải khẩn trương thay đổi ngay lập tức và đưa ra giải pháp cụ thể cho từng mục.
- Xây dựng tầm nhìn định hướng cho thay đổi thông qua các giá trị cốt lõi của công ty.
- Thiết kế chiến lược, đưa ra kế hoạch thực hiện nhằm đạt được tầm nhìn đã hoạch định ra trước đó.
Bước 4: Truyền đạt tầm nhìn
- Truyền đạt thường xuyên và rõ ràng chiến lược cũng như tầm nhìn tới các nhân viên công ty, từ cấp lãnh đạo đến người lao động. Phải đảm bảo mọi người ai cũng hiểu rõ được tầm nhìn xuyên suốt của công ty. Để người lao động có động lực và sự trung thành và cung với công ty phát triển.
- Các hoạt động của công ty dẫn chiếu theo tầm nhìn, lấy tầm nhìn làm thước đo hiệu quả và động lực cho công ty.
Bước 5: Trao quyền cho người khác hành động theo tầm nhìn
- Tháo gỡ những rào cản không cần thiết đối với việc thực hiện công việc của nhân viên thông qua trao quyền một cách hợp lý, đúng người đúng việc. Để nhân viên hoạt động tối đa năng lực cá nhân nhằm mục đích tăng năng suất lao động cao nhất.
- Khuyến khích ý tưởng táo bạo và chấp nhận rủi ro. Nhân viên không sợ bị khiển trách hay la mắng, từ đó họ luôn đóng góp ý kiến nhằm cải tiến các hoạt động của công ty.
Bước 6: Lập kế hoạch và tạo những chiến thắng ngắn hạn
- Cố gắng tạo nên sự đổi mới hay thành công, dù là ngắn hạn.
- Động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân hay đơn vị đã mang lại thành công đó, từ đó xây dựng quy trình khen thưởng hợp lý và định kỳ nhằm tạo động lực thúc đẩy năng suất lao động liên tục.
Bước 7: Củng cố các tiến bộ và duy trì đà phát triển
- Sau mỗi thành công, phân tích những mặt được và chưa được để đưa ra những chính sách động viên tạm thời hay là cần rút kinh nghiệm cho lần sau, làm tiền đề để cải tiến cho tương lai tốt hơn.
- Tận dụng sự tin tưởng đạt được để điều chỉnh hay thay đổi những cơ cấu hay hệ thống không phù hợp với tầm nhìn mới của công ty.
- Bổ sung nguồn lực để thúc đẩy quá trình thay đổi.
Bước 8: Thể chế hóa những phương pháp mới
- Kế thừa và phát triển năng lực lãnh đạo của bộ phận quản lý.
- Chuyển hóa những hành động đúng đắn, phù hợp thành các hành vi, văn hóa của công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách “Kỷ nguyên mới của quản trị” của Richard L. Daft và các tài liệu liên quan tới bộ môn Quản trị học.
123docz.net luanvan.net.vn sanhoxanh.com