Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank

Một phần của tài liệu Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng techcombank (Trang 28 - 32)

14,000 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 2,000

0 năm 2016 năm 2017 năm 2018 năm 2019 năm 2020 lợi nhuận sau thuếLinear (lợi nhuận sau thuế)

Bảng 2.1.4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2020

Nguồn: Báo cáo thường niên 2020

Biểu đồ 2.1.4.2 Nguồn vốn của Techcombank 2016-2020 (Đơn vị: tỷ đồng)

14,000 12,582 12,000 10,226 10,000 8,474 8,000 6,446 6,000 4,000 3,149 2,000 0

năm 2016 năm 2017 năm 2018 năm 2019 năm 2020

a) Hoạt động huy động vốn

Năm 2017, tổng nguồn vốn huy động của Techcombank tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó đóng góp chủ yếu đến từ Tiền gửi của khách hàng. Tiền gửi của khách hàng tại 31/12/2017 đạt 170.971 tỷ đồng, chiếm 72,8% trong tổng nguồn vốn huy động của Techcombank. Bên cạnh đó, Tiền gửi và vay các TCTD khác năm 2017 đã tăng 81,8% so với cùng kỳ năm 2016 và đạt mức 46.323 tỷ đồng. Năm 2018, tổng vốn huy động của Techcombank tăng nhẹ 17,8% so với năm 2017. Năm 2020, số dư tiền gửi khách hàng đạt 277.459 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2019 chủ yếu đến từ sự tăng trưởng 60,6% của tiền gửi không kỳ hạn. Trong chiến lược 5 năm giai đoạn 2016-2020, sự chuyển dịch cơ cấu huy động từ tiền gửi có kỳ hạn sang tiền gửi không kỳ hạn nhằm giảm chi phí huy động.

Bảng 2.1.4.4 Cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo loại hình (đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tiền gửi có kỳ hạn 137.622 132.736 143.614 151.581 149.420

Tiền gửi không kỳ hạn

35.827 38.235 57.801 79.716 128.038

Cơ cấu huy động vốn của Techcombank vẫn tiếp tục tăng trưởng; Techcombank kiểm soát và giảm chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn nhờ vào khả năng cung cấp cho khách hàng sự tiện ích, các sản phẩm và dịch vụ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng để bù đắp cho lãi suất tiền gửi thấp hơn. Các khách hàng

gửi tiền ít nhạy cảm về lãi suất có xu hướng chọn gửi tiền tại ngân hàng tiện lợi về mặt địa điểm và các dịch vụ đi kèm hơn là lãi suất tiền gửi. Để tiếp tục huy động vốn với chi phí thấp thông qua tiền gửi khách hàng, Techcombank tập trung phát triển và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, hướng tới mục tiêu cung cấp các dịch vụ hiện đại, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ưu việt nhằm bứt phá vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.

b) Hoạt động tín dụng

Đến 31/12/2017, dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank đạt 160.849 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2016. Đến 31/03/2018, tổng dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank là 163.948 tỷ đồng, tăng 1,9% so với thời điểm cuối năm 2017. Mức dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cũng tăng tương ứng theo quy định về trích lập dự phòng của NHNN và quy định nội bộ của Techcombank.

Theo định hướng thận trọng về rủi ro tín dụng, Techcombank đã chuyển dịch dần cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng để tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn. Năm 2017, dư nợ cho vay ngắn hạn đã tăng gần gấp đôi và trở thành cấu phần lớn nhất trong dư nợ cho vay khách hàng, ở mức gần 40%. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn được duy trì ở mức 40% tại thời điểm 31/03/2018. Năm 2019 và năm 2020 dư nợ cho vay khách hàng tăng nhanh Techcombank có thể chịu rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay.

c) Hoạt động thanh toán

Sự phát triển của kinh tế đã thúc đẩy hoạt động thanh toán ra đời và phát triển. Đặc biệt là sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế. Với chất lượng sản phẩm dịch vụ Techcombank cung cấp dịch vụ thanh toán trong nước thông qua mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, hệ thống ATM, POS, kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng (“Citad”) và các kênh thanh toán thoả thuận song phương với các ngân hàng khác. Techcombank cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho các cá nhân và tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… qua hệ thống Swift bao gồm 2 kênh thanh toán là chuyển tiền TTR và thanh toán theo phương thức LC/DP. Chuyển tiền TTR (“Điện chuyển tiền”) có số lượng và giá trị giao dịch đi lớn nhất với trên 60 nghìn món/năm và giá trị giao dịch hàng năm trên 100 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, thanh toán theo phương thức LC/DP đạt 8-9 nghìn món/năm với tổng giá trị

giao dịch khoảng trên 30 nghìn tỷ đồng. Giao dịch thanh toán quốc tế đến Techcombank ít hơn giao dịch đi, với lượng giao dịch chuyển. Ngoài ra Techcombank còn cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng cá nhân thông qua dịch vụ Western Union

Theo đánh giá của Ban lãnh đạo Napas, Techcombank là ngân hàng triển khai rất hiệu quả các chính sách mang tính đột phá và là điển hình trong việc góp phần dẫn dắt thị trường trong việc thay đổi hành vi, nhận thức của người dân và từ đo da hỗ trợ một phần giúp các cơ quan quản lý về thực hiện đẩy nhanh các chủ trưởng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế đất nước. Các chương trình của triển khai của Techcombank đưa lại hiệu quả khi số lượng giao dịch tăng trưởng rất cao, được khách hàng hài lòng và phần xử lý vận hành/quản trị rủi ro cũng rất hiệu quả hơn nhiều Ngân hàng khác như: Chương trình Zerofee 0 Đồng Ebanking, chương trình Cashback 1% thẻ ATM Debit, các chương trình khuyến mại và thúc đẩy cho dịch vụ thanh toán thẻ, cho ngân hàng điện tử khác… Techcombank cũng tham gia tích cực vào việc đóng góp, xây dựng các chủ trương, chính sách theo Bộ tiêu chuẩn điều kiện hoạt động của Napas để từng bước thực hiện đúng các định hướng của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống thanh toán quốc gia.

Một phần của tài liệu Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng techcombank (Trang 28 - 32)