Hướng phát triển

Một phần của tài liệu [THAM KHẢO] Báo cáo cuối kì Quản trị chiến lược kinh doanh điện tử (Ananas) (Trang 26 - 27)

6.1.1. Tận dụng nền tảng xã hội và KOL

Trong báo cáo mới đây, Facebook ghi nhận hơn một nửa (51%) người tiêu dùng tham gia khảo sát trên thế giới chọn mua sản phẩm từng được người nổi tiếng, các blogger, vlogger, những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL) giới thiệu hoặc chia sẻ trải nghiệm.

Khả năng sáng tạo và độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của các KOL đã giúp thu hút người dùng nhiều hơn, giới trẻ Việt luôn muốn được sở hữu các sản phẩm giống như thần tượng, để mang lại cảm giác gần gũi với thần tượng hơn. Đồng thời hỗ trợ tăng độ uy tín cho sàn thương mại điện tử lẫn thương hiệu.

Đến nay, nhiều sàn thương mại điện tử lớn đều ưa chuộng hình thức quảng bá mới này, mang lại lợi ích song phương cho cả doanh nghiệp lẫn thương hiệu đối tác và các nhà bán hàng.

Ananas hướng tới tận dụng triệt để mọi khả năng của mạng xã hội cũng như KOL để đưa sản phẩm của mình vươn tới mọi khách hàng trên toàn quốc và vươn tầm quốc tế.

6.1.2. Thanh toán kĩ thuật số phát triển

Thanh toán kỹ thuật số là phương thức giao dịch đang được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử. Theo các chuyên gia, việc ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận với thương mại điện tử cũng sẽ thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt khi mua sắm tại các cửa hàng. Các điểm kinh doanh offline cũng nhận thức được xu hướng này và ngày càng thân thiện hơn với các giải pháp thanh toán kỹ thuật số.→ đây là một hướng Ananas đang dần bổ sung và hoàn thiện.

6.1.3. Dịch vụ hậu cần ngày càng quan trọng

Dịch vụ hậu cần ngày một trở nên quan trọng hơn khi người tiêu dùng mong đợi nhiều về chất lượng giao hàng. Nhu cầu về các sản phẩm thời trang như giày dép,… có sự gia tăng đáng kể là một minh chứng.

BÁO CÁO CUỐI KÌ 27

Do vậy, Ananas cần sử dụng hiệu quả công nghệ để đảm bảo hàng hóa được giao nhanh chóng với chi phí tiết kiệm. Để hỗ trợ các nhà bán hàng và làm hài lòng hơn người tiêu dùng, các sàn lớn đã và đang tập trung đầu tư mạnh cho logistics.

6.1.4. Đổi mới trong chiến lược bán lẻ

Đại dịch Covid – 19 đã thúc đẩy các doanh nghiệp, từ những thương hiệu cao cấp cho đến các doanh nghiệp nhỏ, nhanh chóng thực hiện chiến lược kỹ thuật số để tiếp cận người dùng trong bối cảnh giãn cách xã hội.

Khi bán hàng trực tuyến trở thành một kênh có doanh thu lớn hơn cho các thương hiệu và nhà bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử cần phải thích ứng và phối hợp với họ để hiện thực hóa các chiến lược bán lẻ sáng tạo nhằm thu hút khách hàng.

Với đà phát triển này, Ananas sẽ đón nhận những cơ hội và đó cũng là thách thức khi các sàn phải liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu [THAM KHẢO] Báo cáo cuối kì Quản trị chiến lược kinh doanh điện tử (Ananas) (Trang 26 - 27)