Các nghiên cứu đánh giá về độ an toàn của bột ngọt

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM đề TÀI QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘT NGỌT (Trang 37 - 38)

Đánh giá của JECFA: Từ năm 1987 đến nay, Ủy ban các chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đánh giá “bột ngọt là một phụ gia thực phẩm an toàn với liều dùng hàng ngày là không xác định” và “Quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau và không có mối nguy nào đối với trẻ em khi sử dụng bột ngọt”.

Đánh giá của EC/SCF: Từ năm 1991 đến nay, Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu (EC/SCF) cũng khẳng định bột ngọt là an toàn với liều dùng hàng ngày là không xác định.

Đánh giá của Codex: Từ năm 1995 đến nay, Ủy Ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (Codex) xếp bột ngọt vào danh mục phụ gia được phép sử dụng trên thế giới.

Đánh giá của Mỹ: Từ năm 2001 đến nay, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) đã đánh giá bột ngọt là một gia vị được xem là an toàn (tương tự như muối, tiêu, giấm).

Đánh giá của Nhật Bản: Từ năm 2015 đến nay, Bộ Y tế, Lao động, Phúc lợi Nhật Bản xếp bột ngọt vào danh mục phụ gia không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cho phép sử dụng trong tất cả các loại thực phẩm và không có quy định về liều dùng tối đa.

Đánh giá của Việt Nam: Từ năm 2001 đến nay, Bộ Y tế Việt Nam xếp bột ngọt vào danh mục các phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm ( Lê Bạch Tuyết ) NXB giáo dục 1994

2. Hóa học thực phẩm ( Hoàng Kim Anh ) NXB khoa học & kỹ thuật 3. Công nghệ chế biến thực phẩm ( Lê Thanh Hải ) NXB trẻ

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM đề TÀI QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘT NGỌT (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)