Pđèn = 0,024W Tđèn = 24h
Dựa vào công thức trên ta có:
A = P x t
Ađèn= 0,024 x 24 = 0,546 (Wh)
Tổng lượng điện năng tiêu thụ:
Do các cảm biến tiêu tốn năng lượng không đáng kể nên không được liệt kê.
Abơm + ALCD +Arelay + Aquạt + Ađèn + Aarduino = 288 + 12 + 23,04 + 43,2 + 3,6 + 0,546 = 370,386 (Wh)
CHƯƠNG 6 : KẾT QUẢ LUẬN VĂN ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
6.1.Kết quả đạt được
Sau hơn 3 tháng nghiên cứu và tham khảo các tài liệu khác nhau trên mạng internet, chúng em đã tiến hành thực hiện luận văn với sự chấp thuận của thầy hướng dẫn. Sau hơn 2 tháng thực hiện luận văn với sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Thái Sơn, chúng em đã hoàn thành MÁY RỬA TAY ĐO NHIỆT ĐỘ và đã đạt được những yêu cầu ban đầu của luận văn.
Qua quá trình xây dựng và hoàn thành đề tài: với việc thiết kế và chế tạo mô hình "Mô hình máy rửa tay đo nhiệt độ " em thấy đây là một đề tài hay, và có tính ứng dụng rất lớn trong thực tế. Trên cơ sở bản đồ án này đã giải quyết được những yêu cầu của đồ án đó là:
SVTH: Vũ Thành Nhân – Lê Viết Hiếu 41
- Vận hành theo đúng yêu cầu công nghệ
- Hệ thống cảnh báo hoạt động chính xác và hiệu quả
Mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để chúng em tích lũy thêm kiến thức.
Phần thuyết minh
➢ Chương 1 - Tổng quan về đề tài
➢ Chương 2 – Tìm hiểu về các thiết bị sử dụng trong máy rửa tay đo
nhiệt độ
➢ Chương 3 – Phần mềm WINCC
➢ Chương 4 –Thiết kế và chế tạo máy rửa tay đo nhiệt độ
➢ Chương 5 – Tính toán và chọn hệ thống điện – điều khiển
➢ Chương 6 – Kết quả luận văn đánh giá và hướng phát triển
Phần bản vẽ
➢ Bản vẽ 1 – Bản vẽ tổng quan
➢ Bản vẽ 2 – Bản vẽ sơ đồ giải thuật
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự tạo điều kiện của trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu - Khoa Điện -Cơ Điện Tử - Thầy Trần Thái Sơn
6.1.1.Ưu điểm
- Tính ứng dụng thực tế cao, vì nó khá cần thiết trong tình hình dịch bệnh covid-19 đang hoành hành trên thế giới như hiện nay, vừa và nhỏ, giúp cho công việc trong y tế được phát triển hơn.
- Mô hình tương đối đơn giản.
- Không tốn nhiều không gian, mô hình khá nhỏ gọn
- Sử dụng ít thiết bị từ đó giảm nhiều chi phím cho giá thành xây dựng mô hình
Bên cạnh những ưu điểm trên của mô hình thì nó có những mặt hạn chế sau:
- Do chỉ là mô hình mô phỏng nên khả năng trực quan sinh động trong quá trình vận hành của mô hình còn kém.
- Không thể hiện được hết sự hoạt động trong thực tế của hệ thống.
- Mỗi lần chỉ tiếp nhận được 1 người.
6.1.3.Ứng dụng thực tế
-Mô hình có thể áp dụng phổ biến cho những nôi công cộng, trường học, xí nghiệp,… và đặc biệt là trong ngành y tế.
6.2. Yêu cầu của luận văn
-Theo yêu cầu nhiệm vụ của luận văn chúng em thực hiện việc nghiên cứu và thi công máy rửa tay đo nhiệt độ với các thông số sau:
• Thi công mô hình.
• Thiết kế hệ thống cho máy rửa tay đo nhiệt độ.
• Thiết kế máy có năng suất 24/24.
6.3.Kết luận chung
-Chúng em đã thi công và hoàn thành máy rửa tay đo nhiệt độ theo yêu cầu của luận văn.
Trong thời gian thực hiện đề tài " Thiết kế, chế tạo mô hình máy rửa tay đo nhiệt độ", em vẫn còn một số vấn đề hạn chế nhất định.
Do thời gian thực hiện và lượng kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em mong nhận được sự góp ý, bổ sung nhiều hơn nữa của các thầy cô giáo để đồ án ngày càng hoàn thiện hơn. Một lần nữa cho chúng em xin phép gửi tới lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Khoa Điện –Cơ Điện Tử trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu, tới thầy giáo Th.S Trần Thái Sơn những người đã tận tình giúp đỡ em.
6.4.Hướng phát triển
- Cần nghiên cứu và cải thiện hiệu suất máy.
- Nâng cấp và tích hợp nhiều chức năng thông minh cho máy. - Ứng dụng vào nhiều ngành nghề trong cuộc sống.