Hướng dẫn thực hiện cấy truyền phôi

Một phần của tài liệu Các cơ sở và ứng dụng của công nghệ hỗ trợ sinh sản động vật ở việt nam (Trang 25)

- Chất lượng phôi.

- Môi trường trung chuyển.

- Động dục đồng pha giữa bò cho và nhận phôi. - Nhiễm trùng.

- Vị trí chuyển vào.

- Kỹ thuật không phẫu thuật và sự khác biệt. - Bò tơ hay bò rạ được chọn làm bò nhận. - Tình trạng dinh dưỡng của bò nhận.

b. Lựa chọn bò nhận

Bò nhận tốt nhất là bò không bệnh tật từ trước đến giờ, có mức sinh cao và có khả năng làm mẹ. Ngoài ra, nó phải phát triển tốt và đẻ dễ. Mặc dù giống không phải là một yếu tố quan trọng, nhưng phải có khả năng sinh sản khá tốt.

c. Quản lý sức khỏe của bò nhận

Tình trạng sức khỏe và sinh sản của bò nhận phải được kiểm tra tại thời điểm lựa chọn. Điều này giúp phát hiện sớm những bất thường của đường sinh sản, đang mang thai hoặc bệnh tật.

Trong thời gian này, con bò phải được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu của bệnh tật, nhiệt độ cơ thể tăng cao hay nhiễm trùng có mối tương quan cao với sinh sản kém và sẩy thai.

d. Phát hiện động dục và gãy động dục đồng pha

* Phát hiện động dục

Trong cấy truyền phôi, sự thành công chủ yểu phụ thuộc vào yếu tố động dục đông pha giữa bò cho và bò nhận. Chiều dài chu kỳ động dục phải bình thường. Tỷ lệ tăng cao nêu bò cho và bò nhận động dục trong ± 1 ngày.

"Đứng yên" là dấu hiệu duy nhất của sự động dục. Đứng yên khi động dục là khi nó cho phép một con bò khác chồm lên lưng của nó.

* Gây lên giống đồng pha ở bò nhận Cách phổ biến nhất là dùng PGF2α

e.1. Nguyên liệu * Dụng cụ - Súng chuyển phôi - Vỏ bọc plastic - Lớp nilon mỏng bọc ngoài *. - Kéo cắt lông - Cọng rạ - Dụng cụ cắt cọng rạ - Ống tiêm (5-10ml) và kim tiêm - Dụng cụ mở cổ tử cung

e2. Chuyển phôi vào cọng rạ

Chuẩn bị cọng rạ

* Thuốc

- Bông gòn tẩm cồn 70% - Khăn giấy nhúng thuốc sát trùng (benzalkonium chloride)

- 2% Xylocaine (Lidocain HCL)

- "Padrinc" (Prifinium Bromide: thuốc chống co giật)

- Cọng rạ là một loại ống nhựa nhỏ một đầu bịt kín bằng bông gòn, được rửa sạch bằng nước tinh khiết nhưng không được làm ướt bông, sấy khô và tiệt trùng bằng khí ethylene oxide hoặc tia cực tím. Khử trùng bằng khí ethylene oxide phải thực hiện hoàn tất 2 tuần trước khi sử dụng, nếu khí còn sót lại sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến phôi. Cọng rạ được cắt ngắn khoảng 1 -2 cm, vì vậy nó phải phù hợp với súng chuyển phôi.

- Đầu tiên, cọng rạ được rửa sạch nhiều lần bằng áp lực không khí, môi trường không được làm ướt nút bông. Sau đó, phôi được nạp vào cọng rạ bàng ống tiêm chứa lml tuberculin.

- Phôi và môi trường được phân bổ như sau: đưa 2 - 3cm cột của môi trường (D-PBS) vào, tiếp theo là 0,5cm bong bóng không khí, sau đó 2,5 - 3,5cm dung dịch có chứa phôi, rồi đến bong bóng không khí và môi trường. Phải đảm bảo rằng cột môi trường đầu tiên thấm ướt nút bông.

e3. Chuẩn bị súng chuyển phôi:

- Cọng rạ đã nạp phôi được đặt vào súng và bọc lớp vỏ plastic bên ngoài. Thao tác không được gây ra bất kỳ sự vấy nhiễm nào.

- Bò nhận nên được đưa về gần phòng thí nghiệm, nhưng nếu cần phải đưa phôi từ nơi này đến nơi khác thì phải bảo quản lạnh, niêm phong cọng rạ và vận chuyển cẩn thận giữ nó ở vị trí nằm ngang.

e4. Chuẩn bị bò nhận:

- Khám bò nhận trước phôi trước 1 ngày hoặc ngay trước khi chuyển phôi. Khi khám qua trực tràng không được đụng hoặc massage buồng trứng và tử cung.

- Đưa bò vào chuồng ép và loại bỏ phân triệt để.

- Bò nhận được gây tê ngoài màng cứng với 3 ml Xylocaine.

- Âm hộ và khu vực trực tràng được rửa sạch bằng nước ấm và lau sạch bàng khăn giấy nhúng chất khử trùng và cuối cùng lau lại bằng bông tẩm ethylalcohol.

e5. Đồng bộ hóa giai đoạn phát triển của phôi và chu kỳ động dục của bò nhận phôi

Nếu giai đoạn phát triển của phôi và chu kỳ động dục của bò nhận khác nhau thì phải gây sự đồng pha giữa hai yếu tố này. Ví dụ, nếu phôi đang ở ngày thứ 7 và thực hiện việc cấy truyền phôi tươi thì bò nhận phải đang ở ngày 6 - 8 của chu kỳ. Phôi giai đoạn dâu nên được chuyển vào bò đang ở ngày thứ 6 của chu kỳ, giai đoạn đầu phôi nang chuyến vào ngày 7 và giai đoạn phôi nang mở rộng chuyển vào ngày 8.

e6. Quy trình cấy chuyển:

- Trong khi kỹ thuật viên đưa tay vào trực tràng, một trợ lý phải mở mép âm hộ của bò nhận và đưa súng chuyến phôi vào âm đạo.

- Súng phải được bọc ngoài thêm một lớp nilon mỏng, khi đưa súng vào đụng cồ tử cung kéo lớp nilon ra sao cho súng xuyên qua lớp nilon này và bắt đầu đưa súng qua cổ tử cung.

- Sau khi qua cổ tử cung, đưa súng hướng vào bên sừng tử cung có thể vàng. Sừng được nâng lên và nắn cho thắng trước mũi súng.

- Đầu súng được đưa sâu vào cách ngã ba tử cung 5 – l0cm.

- Lưu ý: không được làm tổn thương thành tử cung trong quá trình cấy chuyển. Khi con bò co bóp kháng lại không nên cố thao tác mà đợi từ từ thao tác tiếp.

- Khi đầu súng đã vào được vị trí mong muốn, ấn pittông súng từ từ đưa phôi thai ra ngoài.

- Nếu cố tử cung quá hẹp và chặt, phải làm giãn cổ tử cung trước khi thao tác cấy truyền phôi.

Kỹ thuật đưa súng cấy phôi qua cố tử cung

Trong cả hai giai đoạn thu phôi và chuyển phôi, kỹ thuật quan trọng nhất đều là đưa được các dụng cụ như ống thông; bong bóng và súng chuyển phôi qua được cố tử cung và đến sừng tử cung. Sự bất cẩn và sự chuyển động của các dụng cụ này dễ làm tổn thương cổ tử cung và nội mạc tử cung; gây chảy máu.

Không được di chuyển dụng cụ khi chưa biết vị trí của đang ở đâu trong cơ thể. Đừng nghĩ rằng nó có sẵn đường để đưa dụng cụ vào. Con đường này cần được điều chỉnh bằng tay của bạn ở trực tràng để dụng cụ đi qua.

Tại đầu ngoài cổ tử cung

Khi dụng cụ được đưa vào cổ tử cung, vị trí nắm cổ tử cung của bàn tay trực tràng là rất quan trọng như hình dưới đây.

Đưa dụng cụ vào không đúng vị trí lỗ bên ngoài sẽ gây ra chảy máu.

Phải từ từ và nhẹ nhàng điều chỉnh sao cho phù hợp với kiểu đường ống của cổ tử cung. Chuyển động quá mức sẽ gây ra chảy máu ở ống cổ tử cung.Từ từ đưa vào bằng cách giữ chặt cổ tử cung và điều chỉnh cổ tử cung để phù hợp với dụng cụ đưa vào.

Khi đến vị trí sừng tử cung cong xuống vùng xoang bụng, giữ cổ tử cung và kéo ngược toàn bộ tử cung. Giữ cho sừng được thẳng và mở rộng ra. Dụng cụ phải đi trong trung tâm lòng ống.

Lúc đầu, kéo ngược toàn bộ tử cung ra sau, sau đó nâng đầu sừng tử cung lên và làm cho thăng. Dụng cụ phải được đưa vào một cách nhẹ nhàng và chậm rãi.

Hình 2.4 Cách đưa súng cấy phôi vào trong sừng tử cung

2.4. Ứng dụng IVF và chuyển phôi động vật trong chăn nuôi và thú y ở Việt Nam

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cho ra đời một số vật nuôi từ công nghệ cấy phôi: mở màn là thỏ (1978), rồi bê sữa từ cấy phôi tươi (1986), bê Charolais thuần từ cấy phôi đông lạnh Charolais vào con nhận là bò lai Hà–Ấn (1987), dê Saanen thuần từ cấy phôi đông lạnh Saanen vào dê Cỏ Việt Nam (1997), bê sữa Holstein thuần từ cấy phôi Holstein vào bò nhận là lai Sind (1999)… Nguyễn Hữu Đức (2005).

Những năm 1990, các nhà khoa học Phòng Công nghệ Phôi (Viện Công nghệ Sinh học) đã nghiên cứu tạo phôi in vitro cho trâu, bò. Sau đó là Viện Chăn nuôi, rồi Trường Đại học Nông nghiệp I (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh… nghiên cứu tạo phôi in vitro cho bò, lợn. Noãn bào được hút từ những buồng trứng thu thập tại lò sát sinh.

Viện Chăn nuôi, sau thời kỳ chuẩn bị đầu những năm 1990, từ 1995 đã ứng dụng thành công công nghệ sản xuất và cấy phôi bò cho khu vực quanh Viện. Qua hơn 5 năm tiến hành, đã có 30 bê ra đời từ cấy phôi (Dairy Vietnam. Co., Ltd., không có năm).

Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên đã có đề tài “Ứng dụng công nghệ cấy chuyển phôi bò sữa cao sản tại Tây Nguyên” được tiến hành ở giai đoạn 2011– 2014 thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 và đã được nghiệm thu kết quả năm 2015.

Tháng 7/2016 một bê đực BBB thuần (sơ sinh: 52 kg) đầu tiên tại Việt Nam do cấy phôi bò BBB (nhập nội) được sinh ra tại Trung tâm Bò Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội). Đây là kết quả từ công trình của nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Thú y (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) do TS. Sử Thanh Long chủ trì (Nguyễn Tấn Anh, 2016). Từ công trình này, đã gợi ý cần sử dụng cấy phôi bò đã phân giới tính để tạo ra những bê đực chuyên sản dùng sản xuất tinh dịch hoặc tạo ra những bê cái năng suất cao làm bò cho trứng đưa vào thụ tinh ống nghiệm, góp phần đẩy mạnh chuyên ngành thụ tinh nhân tạo và cấy phôi.

Nghiên cứu quy trình nuôi chín trứng (IVM), quy trình thụ tinh trong vi giọt (IVF), quy trình sản xuất phôi in vitro (IVP), quy trình sử dụng tinh phân tách để sản xuất phôi in vitro trên các đối tượng gia súc khác nhau như: Nguyễn Quốc Đạt và ctv (2003); Bùi Xuân Nguyên (2004); Trần Thị Dân và ctv (2005); Chung Anh Dũng và ctv (2008) đã thực hiện nghiên cứu trên bò; Huỳnh Thị Lệ Duyên (2003); Chung Anh Dũng và ctv (2008) đã thực hiện nghiên cứu trên heo; Trần Thị Dân và ctv (2005) đã thực hiện nghiên cứu trên chó.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, đầu năm 2001, nhóm nghiên cứu công nghệ phôi, phối hợp với Viện Chăn nuôi quốc gia, Khoa Công nghệ sinh học của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Công ty truyền giống trâu bò Trung ương, Công ty bò sữa thành phố, Trung tâm NCKHKT & KN Thành phố Hồ Chí Minh, đã bắt tay vào công việc nghiên cứu, ứng dụng, công nghệ sản xuất và cấy truyền phôi bò sữa. Chưa đầy 1 năm đã cấy truyền phôi cho 102 bò cái, đến nay đã có bê con ra đời và cuối năm 2002 đã có thêm nhiều bê con ra đời, bằng phương pháp cấy truyền phôi.

Công nghệ cấy phôi đã phát huy tác dụng tốt ở nước ta, hứa hẹn trong một tương lai không xa, sản lượng thịt và sữa của Việt Nam sẽ tăng trưởng một cách bền vững.

TS. Phạm Doãn Lân đưa ra những tổng hợp những định hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong giai đoạn tới như sau: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh sản trong chăn nuôi: Ứng dụng thụ tinh nhân tạo, cấy chuyển phôi nhằm cải tiến di truyền và nhân nhanh đàn gia súc; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất phôi invitro; nghiên cứu phát triển các phương pháp nuôi thành thục tế bào trứng trong ống nghiệm (IVM), thụ tinh (IVF) và nuôi cấy (IVC). Nghiên cứu bảo quản lạnh nguồn vật liệu di truyền (tinh trùng, trứng, phôi, tế bào soma); Nghiên cứu nhân bản động vật.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 3.1. Kết luận

Việc nghiên cứu tìm hiểu nội dung tiểu luận về các cơ sở và ứng dụng của công nghệ hỗ trợ sinh sản động vật ở Việt Nam giúp tôi nắm vững thêm kiến thức của học phần Công nghệ sinh học, nhất là về các nội dung về công nghệ sinh sản, kỹ thuật IVF và kỹ thuật cấy truyền phôi.

Qua đó tôi nhận thấy học phần bệnh Công nghệ sinh học là một học phần quan trọng, nhằm trang bị cho sinh viên một kiến thức toàn diện để tham gia công tác phòng thí nghiệm, cũng như hoạt động điều trị bò sữa thực tiễn.

Qua tiểu luận tôi cũng ghi nhận một số kiến thức về Công nghệ cấy truyền phôi đã tạo ra một loạt các lợi thế cho việc nhân nhanh các giống vật nuôi, làm tiền đề cho việc cấy chuyển gien động vật. Với phương pháp cấy truyền phôi, sự lựa chọn những con mẹ tốt được tăng cường. Từ những con mẹ có năng suất kỷ lục trong đàn được lấy phôi cấy truyền cho nhiều con khác, chỉ qua 1 - 2 thế hệ năng suất toàn đàn sẽ tăng lên và đồng đều. Với phương pháp cấy truyền phôi, người ta có thể cấy 2 phôi cho 1 mẹ nuôi đẻ sinh đôi, đó cũng là cách làm gia tăng tiềm năng sinh sản ở một con mẹ tốt.

3.2. Đề nghị

Sinh viên trường cần được tăng thêm thời gian học để có thể nắm nhiều hơn về kiến thức chuyên ngành công nghệ sinh học, đây là một lĩnh vực rất quan trọng trong lĩnh vực chăn nuôi thú y và là định hướng mục tiêu quan trọng trong thời gian tới.

Công nghệ sinh sản: Là lĩnh vực cần được tập trung nghiên cứu nhiều hơn, cần nhiều công trình nghiên cứu tầm cỡ trong và ngoài nước như nghiên cứu về việc đông lạnh phôi (Viện CNSH), sản xuất phôi in-vitro và in-vivo, kỹ thuật cấy truyền phôi, kỹ thuật cắt phôi, xác định giới tính phôi, sản xuất phôi bằng tinh đã phân loại (sorted semen)…

- Đề nghị Nhà nước tiếp tục cung cấp nguồn kinh phí đầy đủ cho các nhà công nghệ sinh sản tiếp tục nghiên cứu để nâng cao công nghệ thụ tinh và công nghệ phát triển phôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiến sĩ Chung Anh Dũng, năm 2011. Sách Công nghệ sinh sản trên bò.

2. PGS. TS. Đinh Văn Cải, TS. Trình Ngọc Tấn, năm 2017. Sách truyền tinh nhân tạo bò. 3.http://nhachannuoi.vn/mot-cong-nghe-can-cho-sinh-san-vat-nuoi/ 4.https://nongnghiepxanhhn.com/danh-gia-ket-qua-thuc-hien-chuong-trinh- cong-nghe-sinh-hoc-trong-linh-vuc-chan-nuoi-thu-y.html 5.http://www.vetshop.com.vn/2013/11/san-xuat-va-cay-truyen-phoi-tren-bo- sua.html 30

Một phần của tài liệu Các cơ sở và ứng dụng của công nghệ hỗ trợ sinh sản động vật ở việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w