Năng lực chuyên biệt:

Một phần của tài liệu Giao an hoc ki 2 moin 20172018 (Trang 26 - 31)

+ Trình bày được các thí nghiệm chứng minh các điều kiện cần cho hạt nảy mầm. + Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật, gieo trồng đúng thời vụ trong trồng trọt

+ Xác định được nhiệm vụ học tập thông qua công tác chuẩn bị nội dung bài học.

+ Trình bày được mối quan hệ giữa chất lượng hạt giống, các điều kiện bên ngoài đối với sự nảy mầm của hạt

+ Thiết kế được các thí nghiệm chứng minh các ĐK cần cho sự nảy mầm của hạt. + Biết cách quan sát và ghi chép kết quả thí nghiệm các ĐK cần cho sự nảy mầm của hạt.

+ Tìm hiểu kiến thức bài học từ sách giáo khoa.

II/CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1/ Chuẩn bị của Giáo viên: 1/ Chuẩn bị của Giáo viên:

- Thí nghiệm 2 SGK. Bảng phụ báo cáo kết quả thí nghiệm 1

2/ Chuẩn bị của học sinh:

- Tìm hiểu các điều kiện ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt

- Các nhóm làm thí nghiệm 1 SGK/ trang 113: Chọn một số hạt đỗ tốt, khô bỏ vào 3 cốc thủy tinh, mỗi cốc 10 hạt:

Cốc 1: không bỏ gì thêm

Cốc 2: Đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 -7 cm

Cốc 3: lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm

Để 3 cốc vào chỗ mát, sau 3 - 4 ngày theo dõi sự nảy mầm ở mỗi cốc.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá giá Nội dung Nhận biết(MĐ1) Thông hiểu(MĐ2) Vận dụng thấp(MĐ3) Vận dung cao(MĐ4) Những ĐK cần cho hạt nảy mầm -Nêu được các điều kiện cần cho hạt nảy mầm, các biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt - Hiểu và giải thích được một số hiện tượng trong thực tế Biết cách gieo trồng đối với một số loại cây trồng trong thực tế

Phân tích được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt nhằm giúp hạt nảy mầm tốt III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

HS1 : - Câu 1: Em hãy nêu các cách phát tán của quả và hạt?

HS2:- - Câu 2: Phân tích đặc điểm của quả và hạt thích nghi với các cách phát tán nhờ đvật?

Đáp án: Câu 2: Quả ăn được, phần thịt quả có màu sắc đẹp, có hương thơm-> thu hút ĐV

- Hạt có vỏ cứng, bền khó tiêu hóa-> phôi được bảo vệ an toàn, hạt theo phân ra ngoài - Quả hạt thường có lông cứng, gai móc để dễ bám vào lông ĐV được ĐV mang đi xa 3/ Bài mới:

A. KHỞI ĐỘNG:

* Hoạt động 1: Tình huống xuất phát

1. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS khi bước vào bài mới, giúp HS phát hiện ra chủ đề cần học là “NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM”

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: phương pháp vấn đáp - kĩ thuật đặt câu hỏi 3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức hđ cá nhân

4. Phương tiện dạy học: sgk

5. Sản phẩm: Kích thích HS tìm hiểu các bộ phận của hạt.

Nội dung hoạt động 1: Đặt tình huống có vấn đề cho hs giải quyết để dẫn vào bài

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV : Y/c học sinh dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi sau:

? Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ?

- GV: Nhận xét, đánh giá

GV dẫn vào bài :

Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

-HS : Chú ý câu hỏi, dựa vào kiến thức cũ và thực tế trả lời -HS: Báo cáo kết quả,HS khác nhận xét

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Tìm hiểu các thí nghiệm về điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

1. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được về điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: phương pháp trực quan, vấn đáp - kĩ thuật đặt câu hỏi

3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức hđ nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, mẫu vật.

5. Sản phẩm: Học sinh nhận biết được các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.

1. Thí nghiệm về những diều kiện cần cho hạt nảy mầm nảy mầm

a. Thí nghiệm: SGK

- GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm 1.

- GV nhận xét và yêu cầu các nhóm HS báo cáo kết quả thí nghiệm 1 bằng cách lên điền bảng phụ kết quả

- GV cho HS dựa vào kết quả thí nghiệm, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Hạt đỗ ở cốc nào đã nảy mầm?

Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nêu cách tiến hành thí nghiệm 1.

- Các nhóm HS báo cáo kết quả thí nghiệm 1 bằng cách lên điền bảng phụ kết quả.

- HS dựa vào kết quả thí

nghiệm, thảo luận nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi:

+ Giải thích vì sao hạt đỗ ở các cốc khác không nảy mầm được?

+ Kết quả của thí nghiệm cho ta biết hạt nảy mầm cần có những điều kiện gì?

- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận. - GV giới thiệu thí nghiệm 2 và yêu cầu HS quan sát kết quả thí nghiệm trả lời câu hỏi:

+ Hạt đỗ trong cốc nào không nảy mầm? Tại sao?

+ Ngoài điều kiện nước và không khí, hạt nảy mầm còn cần yếu tố nào nữa?

- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận. - GV nêu vấn đề: Nếu lúc đầu làm thí nghiệm, các em chọn hạt giống bị lép, sâu mọt, sứt sẹo hoặc bị mốc thì có nảy mầm được không?

- GV nhận xét và bổ sung các điều kiện bên trong cần cho sự nảy mầm của hạt và yêu cầu HS về nhà tập thiết kế thí nghiệm chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào hạt giống.

.Nội dung ghi bảng:

1. Thí nghiệm về những diều kiện cần cho hạt nảy mầm nảy mầm

a. Thí nghiệm: SGK b. Kết luận:

*Hạt nảy mầm cần các điều kiện:

- Điều kiện bên ngoài: nước, không khí, nhiệt độ - Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống.

+ Cốc 1 thiếu nước. Cốc 2 thiếu không khí

+ Đủ nước, đủ không khí - HS rút ra kết luận.

- HS quan sát kết quả thí nghiệm trả lời câu hỏi:

+ Cốc bỏ trong hộp xốp đựng nước đá. Vì nhiệt độ không thích hợp.

+ Nhiệt độ

- HS rút ra kết luận.

- HS lắng nghe và giải quyết vấn đề: Không nảy mầm được

- HS lắng nghe và về nhà tập thiết kế thí nghiệm chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào hạt giống.

+Hoạt động 3: Tìm hiểu sự vận dụng những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt giống trong sản xuất.

1. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được sự vận dụng những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt giống trong sản xuất.

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: phương pháp trực quan, vấn đáp - kĩ thuật đặt câu hỏi

3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức hđ nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, mẫu vật.

5. Sản phẩm: Học sinh phân biệt được sự vận dụng những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt giống trong sản xuất.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập. 2.Vận dụng những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt trong sản xuất

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu một 

số biện kỹ thuật giúp hạt nảy mầm tốt?

Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu SGK và nêu một 

số biện kỹ thuật giúp hạt nảy mầm tốt.

- GV yêu cầu HS vận dụng những hiểu biết về các điều kiện cho hạt nảy mầm trả lời các câu hỏi:

+ Tại sao phải bảo quản tốt hạt giống và gieo hạt đúng thời vụ?

+ Tại sao phải làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt? + Tại sao khi trời rét phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo?

+ Tại sao khi gieo hạt, gặp trời mưa to, đất bị ngập úng thì phải tát nước ngay?

- GV nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS rút ra kết luận.

- GV giáo dục HS ý thức vận dụng kiến thức được học vào trong thực tiễn trồng trọt ở gia đình.Nội dung ghi bảng:

2.Vận dụng những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt trong sản xuất mầm của hạt trong sản xuất

- Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ.

- HS vận dụng những hiểu biết về các điều kiện cho hạt nảy mầm trả lời các câu hỏi:

+ Phải bảo quản tốt hạt giống vì hạt đủ phôi mới nảy mầm được Gieo hạt đúng thời vụ hạt gặp được những điều kiện thời tiết phù hợp nhất..

+ Làm đất tơi, xốp đủ không khí cho hạt nảy mầm tốt

+ Phủ rơm khi trời rét giữ nhiệt độ thích hợp

+ Gieo hạt bị mưa to ngập úng tháo nước để thoáng khí

- HS rút ra kết luận.

- HS có ý thức vận dụng kiến thức được học vào trong thực tiễn trồng trọt ở gia đình.

C. LUYỆN TẬP

Hoạt động 4: Củng cố kiến thức

1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức cho HS sau khi học xong bài 2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: vấn đáp – kĩ thuật đặt câu hỏi 3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức hđ cá nhân

4. Phương tiện dạy học: SGK

5. Sản phẩm: Học sinh trả lời được câu hỏi, khắc sâu thêm kiến thức

Nội dung hoạt động 4: Củng cố lại kiến thức đã học trong bài

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV : Hãy nhớ lại kiến thức vừa học, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1( MĐ 1) Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ?

Câu 2 ( MĐ2) Vì sao khi gặt lúa về gặp mưa nếu không tuốt liền thì hạt sẽ dễ mọc mầm?

Câu 3(MĐ3) Trình bày các bước gieo trồng một loại cây

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

HS : dựa vào kiến thức vừa học tìm câu trả lời

Câu 1:

Đáp án: - Điều kiện bên ngoài: nước, không khí, nhiệt độ

- Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống- Chất dinh dưỡng dự có trong hai lá mầm hoặc trong phôi nhũ.

Câu 2:

Đáp án: Vì có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp nên hạt

sẽ nảy mầm

trồng mà em biết?

Câu 4(MĐ4) Phân tích cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt nhằm giúp hạt nảy mầm với tỉ lệ cao?

Đáp án: - Hạt hoa sữa: nhờ gió, quả ổi, ớt, sim, cà

chua…: nhờ ĐV, con người, đậu đen: tự phát tán…

Câu 4:

Đáp án: - Sau khi gieo hạt nếu đất bị úng cần tháo nước để hạt có đủ không khí để hô hấp, hạt không bị thối, chết.

- Làm đất tơi xốp trước khi gieo: giúp thoáng đất, đủ k khí cho hạt hô hấp mới nảy mầm tốt

- Trời rét phải ủ rạ, rơm chống rét, tạo nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm

- Gieo đúng thời vụ: giúp hạt gặp thời tiết thuận lợi, tránh sâu bệnh phá hại sẽ nảy mầm tốt

- Phải bảo quản tốt hạt giống: để đảm bảo hạt không bị sâu, mọt, nấm mốc phá hại, hạt mới có sức nảy mầm cao.

- Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức.-HS: Báo cáo kết quả,HS khác nhận xét, bổ sung

D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Hoạt động 5: Vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống trong thực tế

1. Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống 2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: vấn đáp – kĩ thuật đặt câu hỏi

3. Hình thức tổ chức hoạt động: tổ chức hđ cá nhân 4. Phương tiện dạy học: SGK

5. Sản phẩm: Học sinh lấy ví dụ trong thực tế về điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV : Hãy vận dụng kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:

Hãy giải thích các hiện tượng sau:

- Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng thì phải tháo hết nước ngay.

- Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt. - Khi trời rét phải phủ rác, rơm rạ cho hạt đã gieo.

- Phải gieo hạt đúng thời vụ. - Phải bảo quản tốt hạt giống

- GV: Y/c học sinh báo cáo kết quả

- GV: Nxét, đánh giá, chính xác hóa kiến thức

Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

-HS : dựa vào kiến thức thực tế tìm câu trả lời

-HS: Báo cáo kết quả,HS khác nhận xét, bổ sung

E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài, làm bài tập, trả lời câu hỏi 1.2.3.4 SGK/ trang 112 - Đọc mục “ Em có biết?”. Chuẩn bị bài 36: Tổng kết về cây có hoa

+ Ôn tập những cơ quan của cây có hoa

NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu 1( MĐ 1) Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ?

Câu 2 ( MĐ2) Vì sao khi gặt lúa về gặp mưa nếu không tuốt liền thì hạt sẽ dễ mọc mầm?

Câu 3(MĐ3) Trình bày các bước gieo trồng một loại cây trồng mà em biết?

Câu 4(MĐ4) Phân tích cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt nhằm giúp hạt nảy mầm với tỉ lệ cao?

Một phần của tài liệu Giao an hoc ki 2 moin 20172018 (Trang 26 - 31)