- Giải pháp về trang thiết bị an ninh mạng
2. Tạo nội dung khác biệt cho Website để tăng doanh số bán hàng
Trên thế giới rộng lớn của Internet có vô số những Website cùng bán mặt hàng, vậy làm sao để khách hàng chú ý đến website của doanh nghiệp mà không phải của đối thủ cạnh tranh? Điều đó nằm ở những nội dung khác biệt mà Website đó cung cấp. Website bán hàng giống như một cửa hàng trên Internet, nếu như cửa hàng phải được thiết kế nội thất đẹp, trưng bày sản phẩm hấp dẫn, tăng trải nghiệm tích cực của người dùng với sản phẩm, có nhân viên tư vấn nhiệt tình thì Website cũng cần có những nội dung khác biệt và hấp dẫn.
Đầu tiên hãy tạo những menu, danh mục sản phẩm và danh mục bài viết cho toàn bộ website một cách hợp lý và logic. Sau đó hãy tạo những nội dung chất lượng và
khác biệt so với các website của đối thủ, cung cấp những thông tin hữu ích cho khách hàng.
3. Thiết kế giao diện đẹp mắt
Một website đẹp và độc đáo sẽ tạo được ấn tượng đầu tiên với khách hàng, giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn. Vì vậy hãy thiết kế một giao diện website bán hàng thật hài hòa và đẹp mắt, hình ảnh sản phẩm hấp dẫn và chất lượng, mang đến những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng.
Đồng thời, hãy luôn làm mới thiết kế và cập nhật sản phẩm thường xuyên để tạo cảm giác website của bạn luôn mới mẻ, hấp dẫn.
Một bí quyết là hãy thiết kế giao diện website với những khung hình lớn, các hình ảnh sản phẩm, ảnh banner cần đẹp mắt và hấp dẫn, đảm bảo chất lượng và không bị nhòe, mờ hay vỡ ảnh. Điều đó sẽ làm tăng trải nghiệm khách hàng và giúp tăng doanh số bán hàng trên website một cách hiệu quả.
4. Triển khai chương trình khuyến mãi trên Website
Việc khách hàng mua sản phẩm trên website sẽ giúp doanh nghiệp giảm được khá nhiều chi phí bán hàng, vì vậy hãy khuyến khích khách hàng mua trên website thông qua một số hình thức như tặng mã giảm giá cho khách hàng mới, tri ân khách hàng thân thiết, miễn phí vận chuyển giao hàng COD,… là những tuyệt chiêu hữu ích giúp người kinh doanh thu hút khách hàng mới đến với website và duy trì sự trung thành của khách hàng cũ.
5. Tích hợp các công cụ Chăm sóc khách hàng trên Website
Một website bán hàng có tích hợp các kênh liên hệ trực tuyến như Hotline, Zalo, Livechat, Messenger,…sẽ giúp bộ phận chăm sóc khách hàng có thể giải đáp ngay lập tức những thắc mắc của khách hàng, công cụ đơn giản này giúp tăng doanh số bán hàng đáng kể nếu người thực hiện việc trả lời nội dung chat của bạn thật sự chuyên nghiệp.
Ngày nay công cụ chat trực tuyến được tích hợp trên điện thoại rất dễ dàng giúp khách hàng có thể nhắn tin hay gọi điện trực tiếp nhanh chóng và tiện lợi.
6. Giới thiệu Website trên các kênh bán hàng online
Để khách hàng tiềm năng biết đến website của doanh nghiệp nhiều hơn, hãy tận dụng sức mạnh của các kênh bán hàng online khác mà doanh nghiệp đang sở hữu như Fanpage Facebook, instagram, zalo,... hay các sàn thương mại điện tử.
Ngày nay khách hàng thường xuyên có mặt trên các trang mạng xã hội và kênh mua sắm online, vì vậy đừng bỏ qua cơ hội giới thiệu website của mình trên thị trường đầy tiềm năng này.
7. Chức năng giỏ mua hàng, đăng nhập và tìm kiếm sản phẩm
Khi làm website bán hàng doanh nghiệp cần quan tâm đến việc thiết kế chức năng giỏ mua hàng, đăng nhập và tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ. Việc có thêm giỏ mua hàng trong giao diện web bán hàng giúp cho các khách hàng có thể biết các sản phẩm mình vừa chọn lựa. Ngoài ra doanh nghiệp nên cung cấp thêm cho khách hàng khả năng đăng nhập trên web bán hàng để họ có thể kiểm tra được các đơn
hàng trước đây và hiện tại. Việc đăng nhập của khách hàng còn giúp cho các cửa hàng trong việc thu thập thông tin các khách hàng thân thiết để có các chiết khấu và chính sách mua hàng đặc biệt. Không chỉ có vậy, một web bán hàng chuyên nghiệp còn phải có hộp tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ giúp cho các khách hàng có thể nhanh chóng tìm được các sản phẩm, dịch vụ cần thiết khi truy cập website.
8. Bình luận và đánh giá sản phẩm
Môi trường Internet luôn đặt tính tương tác lên hàng đầu và bán hàng trực tuyến không phải là một ngoại lệ. Khách hàng luôn mong muốn được đánh giá về chất lượng sản phẩm họ đang sử dụng. Do đó, nếu doanh nghiệp tự tin về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mình đang cung cấp cần thêm mục bình luận, đánh giá sản phẩm, dịch vụ đó. Điều này tạo nên uy tín cho sản phẩm, dịch vụ và nếu nhận được nhiều phản hồi tốt từ khách hàng có thể giúp tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.
9. Tích hợp bản đồ vị trí cửa hàng, doanh nghiệp
Khi làm trang web bán hàng, các cửa hàng hoặc doanh nghiệp nên tích hợp thêm bản đồ ví trí cửa hàng, doanh nghiệp của mình để khách hàng có thể đến trực tiếp địa chỉ đó để mua hàng khi có nhu cầu. Nếu doanh nghiệp có quá nhiều chi nhánh có thể thống kê các chi nhánh theo bảng hoặc tạo các hộp tìm kiếm địa điểm cửa hàng chi nhánh theo khu vực.