Đánh giá kế hoạch

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ chủ đề HOẠT ĐỘNG VÌ CỘNG ĐỒNG (Trang 26)

III. Phương pháp thực hiện kế hoạch

7. Đánh giá kế hoạch

Kết quả, phản hồi:

- Về đối tượng hỗ trợ

Thông qua hai buổi thực hiện trên lớp đối với đối tượng đó bằng các hoạt động cụ thể như chơi trò chơi đoán tên bài hát trước buổi học để tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho đối tượng, hoạt động theo dõi quá trình thay đổi biến việc học tiếng anh trở thành thói quen đã làm cho đối tượng có những góc nhìn khác về tiếng anh. Đối tượng đã không còn có những nỗi sợ hay bị áp lực khi học tiếng anh nữa

Từ những hoạt động có tính thay đổi nhận thức tức thì đến những hoạt động thay đổi suốt cả quá trình học tiếng anh đã giúp đối tượng cải thiện khả năng giao tiếp - kỹ năng mà đối tượng thiếu tự tin nhất trong các kỹ năng

Bên cạnh đó, đối tượng vẫn còn tình trạng vì bận công việc và học tập ở trường nên thời gian dành cho việc học tiếng anh không được nhiều như những bạn cùng lớp khác

- Về nhóm

Điểm tích cực khi thực hiện hoạt động này:Không những giúp đỡ được mọi người trong lớp học, đặc biệt là bạn Hoàng Dũng, mà cả nhóm khi thực hiện hoạt động này thì cũng rút ra được nhiều bài học, có được nhiều kĩ năng hơn trong việc học tiếng anh, và sau đó có thể áp dụng cho các môn học khác

Những hạn chế, khó khăn khi thực hiện hoạt động này: các bạn ở nhiều nơi đến nên xảy ra tình trạng về quê, không có mặt trong quá trình thực hiện dự án. Có xảy ra vấn đề tranh cãi khi chọn đối tượng hỗ trợ và cách thức sẽ thực hiện dự án.

Đầu tiên, bài học lớn nhất mà nhóm học được đó là mỗi người đều có mỗi câu chuyện của riêng họ, không ai giống ai nên cách thức giải quyết cũng từ đó rất linh động, phong phú. Khi làm thực tế rồi, nhóm mới nhận ra không phải cái gì cũng không nên quá rập khuôn, áp đặt. Có lẽ đối với người này, phương pháp đó phù hợp với họ nhưng có những người thì không. Phải thử qua nhiều phương pháp khác nhau mới tìm được, biết được cái tốt nhất cho chính bản thân mình. Vậy nên đã có kế hoạch rồi nên cần đưa nó vào trong thực tiễn, không để kế hoạch chỉ mãi là bản kế hoạch nằm trên giấy. Hơn nữa, sẽ luôn phát sinh thêm vấn đề trong thời gian làm dự án nên luôn dự bị sẵn một kế hoạch B, C thay vì chỉ có kế hoạch A. Ví dụ đến giai đoạn tạo động lực, có rất nhiều cách để chúng ta tham khảo, nhưng với bạn Hoàng Dũng, có những cái phù hợp, nhưng có những cái là dư thừa, không cần thiết với bạn ý. Ngay lập tức, nhóm phải nhanh chóng nắm bắt tình hình, thảo luận rồi đưa ra phương án thay thế sớm nhất có thể. Do đó, nhóm học được cách nhìn nhận, nhìn được cái gì là đủ, là cần thiết, cái kia có cần phải đưa vào hay không, phải biết linh hoạt, ứng biến ra sao trong một vài tình huống. Tất cả đều phải trải nghiệm mới có được. Quá trình hỗ trợ cần sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên rất nhiều nên việc mỗi người ý thức, trách nhiệm về điều mình đang làm là vô cùng quan trọng. Đúng với tên hoạt động All for one, one for all, thực hiện dự án trên thực tế không đơn thuần là giúp mỗi mình bạn Hoàng Dũng mà các thành viên cũng đang giúp nhau, bản thân thành viên cũng tự hoàn thiện bản thân hơn. Như vậy về mặt hiệu quả, mỗi người đều cải thiện được những khía cạnh khác nhau tùy theo cảm nhận và thay đổi của chính họ, hay nói cách khác, giúp cho người cũng là giúp cho mình. 6 con người làm việc chung và thêm 1 bạn được hỗ trợ đều là 7 bản ngã, 7 màu sắc khác nhau. Nhóm luôn tôn trọng sự khác biệt đó. Thái độ chính là yếu tố sống còn nếu muốn thu được kết quả mong muốn. Ngoài việc có trách nhiệm như đã nói ở trên, sự nhẫn nại là bài học tiếp theo mà nhóm học được. Trong suốt thời gian đồng hành, không thể nói rằng mọi việc trong kế hoạch đều diễn ra suôn sẻ, như ý muốn. Từ lúc bắt đầu lập kế hoạch, để thống nhất được một kế hoạch mà mọi người có thể chấp nhận và làm theo là cả một quá trình đấu tranh tư tưởng. Ai cũng có quan điểm, suy nghĩ riêng của mình và thường có tâm lý sẽ làm theo điều mình muốn hơn là cả nhóm muốn hoặc muốn cả nhóm theo suy nghĩ của mình. Cho nên, việc tranh luận là điều tất yếu, không thể không xảy ra trong hoạt động nhóm. Tuy nhiên, mọi người sau nhiều lần bàn luận cũng ý thức được bản thân nên hạ cái tôi xuống, giảm bớt ham muốn riêng để đi đến kết luận cuối cùng, nhanh chóng thực hiện công việc hơn là cứ hơn thua những điều không đáng, ảnh hưởng đến hòa khí chung của nhóm. Có tranh cãi mới nhận thấy điểm cần để chúng ta thay đổi, phát triển. Học được cách làm việc nhóm nói dễ thì không dễ nhưng khó thì lại chưa hẳn là quá khó. Điều quan trọng mọi người có muốn học để tiếp tục hoàn thiện bản thân hơn không. Trau dồi bản thân qua từng ngày chắc hẳn sẽ tốt hơn việc mãi dậm chân tại chỗ. Khi trau dồi đủ nhiều, tích lũy đủ nhiều, mọi người trong nhóm tự khắc sẽ trở thành các mảnh ghép phù hợp với nhau. Một cá thể hoàn hảo chưa chắc tạo nên một tập thể hoàn hảo. Nhưng những cá thể chưa hoàn hảo tạo nên một tập thể hoàn hảo vẫn tốt hơn. Điều chúng ta tìm là mọi người có phù hợp không, có muốn phù hợp với những thành viên còn lại không hay chỉ mãi đeo đuổi khái niệm hoàn hảo mà vốn dĩ chưa bao giờ cần thiết. Điểm tiếp theo trong bài học mà nhóm học được là cần biết cách chấp nhận. Khi chưa triển khai kế hoạch, ai cũng có thái độ hăng hái, nhiệt tình, hi

vọng nên luôn điền mức hoàn thành mong muốn là 100%. Tuy nhiên, sau khi tổng kết kết quả, những con số 70, 80, 90% hay thậm chí thấp hơn một chút hiện lên, các bạn lại có chút không hài lòng. Mọi người ngồi họp lại với nhau, cũng bàn luận đến vấn đề này và nhận ra, à thì ra chúng ta phải biết chấp nhận vì thực tế nó khác xa với tưởng tượng quá. Nên có cho mình một thái độ làm việc nhiệt huyết là rất tốt, nhưng cũng phải có tâm lý chuẩn bị sẵn rằng kết quả là không lường trước được, tránh gây thất vọng sẽ ảnh hưởng những công việc khác. Mọi người cũng nhận ra một điều rằng, những con số tuy vô tri vô giác nhưng lại có sức ảnh hưởng nhiều đến vậy, rồi hay bông đùa gọi đây là những con số biết nói. Còn nhiều bài học mà có lẽ không chỉ giới hạn qua những lời nói trên đây mà còn được mỗi người tự cảm nhận, ghi nhớ và rút kinh nghiệm. Nhóm hiểu rằng bài học là rất nhiều nên cứ chuẩn bị một tâm hồn đủ đẹp và một đầu óc đủ minh mẫn để tiếp nhận những bài học khác từ mọi người sẽ là điều tuyệt vời nhất lúc này.

Kết luận:

- Dự án “All For One - One For All” là dự án hỗ trợ cho đối tượng nhằm cải thiện tiếng anh, hỗ trợ những đối tượng đang gặp khó khăn trong việc học và giao tiếp. Dự án xây dựng với những phương pháp tạo thói quen, tiếp cận hằng ngày với tiếng anh, giúp cho đối tượng không chỉ cải thiện tiếng anh ngay tức thời mà còn sau này vẫn giữ được nền tảng giúp cho bản thân sau này

- Về mặt ý tưởng, đây là dự án hỗ trợ cộng đồng nên dù nhóm chỉ chọn một đối tượng chủ yếu để hỗ trợ nhưng những kế hoạch đều được thực hiện dưới sự tham gia của một nhóm cộng đồng học tiếng anh tại trung tâm TP Hub. Nhờ đó mọi đối tượng đều được chia sẻ và áp dụng học tập, không chỉ riêng một đối tượng được hướng đến

- Các thành viên trong nhóm đã được học và hướng dẫn về cách thực hiện dự án một cách hoàn chỉnh nên ai cũng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Kết hợp với tinh thần làm việc nhóm, sẵn sàng hi sinh thời gian riêng để hỗ trợ cùng nhóm. Dự án được chính các thành viên trong nhóm lên kế hoạch và triển khai cùng với sự giúp đỡ của những người đi trước đã tạo động lực ít nhiều cho các thành viên thực hiện tâm quyết và sống chết hết mình vì dự án nhằm đem lại sự tốt đẹp cho cộng đồng.

- Nhìn chung dự án đã hoàn thành đầy đủ theo kế hoạch ban đầu đề ra, vẫn còn những sai sót trong quá trình thực hiện và nội dung triển khai khá nhiều nên việc đạt hiệu quả 100% là đều không đảm bảo xảy ra. Nhưng nhờ sự nổ lực và làm việc nhóm trong hiểumột tháng và mỗi thành viên trong nhóm đều biết nhiệm vụ của mình nên nhìn chung dự án thành công

Phụ lục

A. Các câu trả lời phỏng vấn của 3 đối tượng:

Phỏng vấn 3 đối tượng

Đối tượng 1: Trần Thùy Linh, sinh viên năm 2 trường Đại học Kinh Tế

Đối tượng 3: Trần Thị Bảo Hân, học lớp 12A1 trường THPT Phan Châu Trinh 1. Tại sao bạn lại lựa chọn học thêm tiếng anh?

ĐT1 (Thùy Linh): Vì mình thấy tiếng anh mình vẫn còn kém, nhất là giao tiếp

ĐT2 (Hoàng Dũng): Mình học không tốt tiếng Anh mà trường mình yêu cầu bằng tiếng anh để ra trường nên mình bắt buộc phải đi học để đạt được target điểm đủ ra trường

ĐT3 (Bảo Hân): Mình học tiếng Anh để phục vụ việc học hiện tại cũng như công việc sau này và 1 lý do nữa là mình có hứng thú với tiếng Anh, muốn thành thạo tiếng Anh để giao tiếp với người ngoại quốc, xem phim, nghe nhạc Âu Mỹ không cần Vietsub

2. Bạn mong muốn gì sau khi học xong tiếng anh ở đây? Ví dụ sau khi xong một khóa hoặc 3 tháng, 6 tháng, thậm chí hơn?

ĐT1: Mình hi vọng sau khi học xong 1 khóa thì sẽ cải thiện được phát âm và khả năng nghe, nói

ĐT2: Sau 6 tháng, mình muốn cải thiện 4 kỹ năng cũng như tìm được phương pháp học phù hợp

ĐT3: uhm, mình mong sau tầm 6 tháng thì mình thi đạt target, xong học tiếp để trình tiếng anh lên chút, đủ để giao tiếp và làm việc

3. Có điều gì ảnh hưởng lớn đến mục tiêu học tập ngoại ngữ của bạn không? Ví dụ ba mẹ, người thân, bạn bè,...?

ĐT1: Gia đình mình ủng hộ mình học thêm tiếng Anh

ĐT2: Ba mẹ mình luôn ủng hộ và động viên mình trong việc học tiếng Anh

ĐT3: Chắc có lẽ là ba mẹ, vì ba mẹ cũng luôn chịu đưa học phí cho mình đi học tiếng anh, lại muốn mình giỏi tiếng anh nên mình vẫn đang học đây, (cười). Tiếp đó là bạn bè mình, giỏi tiếng anh cũng cool lắm, nhiều bạn giỏi tiếng anh mà mình không thì cũng ngại lắm nên ráng học.

4. Bạn dành bao nhiêu tiếng mỗi ngày để học tiếng Anh? ĐT1: Tầm 3 tiếng

ĐT2: 2 tiếng

ĐT3: khoảng 3 tiếng hoặc hơn

5. Bạn gặp những khó khăn gì trong quá trình học?

ĐT1: Mình gặp vấn đề về listening skill, và không có nhiều ý tưởng để viết hay nói ĐT2: Mình không nắm vững kiến thức căn bản nên việc học tiếng Anh khá khó với mình, bài tập tăng dần với độ khó làm mình không thể theo kịp với các bạn trong lớp. Mình cũng ngại khi hỏi bài thầy, đa số thì tự mình làm, nếu làm không được thì mình sẽ bỏ luôn. Một cái nữa là mình hay trì hoãn lắm, động lực học siêng năng cũng ít nữa, cứ học mà không có lộ trình cụ thể

ĐT3: Umm, khi gặp bài tập khó thì mình sẽ cố gắng giải, nếu không được thì mình sẽ hỏi thầy hoặc bạn của mình nên việc học không quá khó với mình. Mình thấy thầy dạy tương đối chậm.

6. Bạn có hay gặp tình trạng chán nản, áp lực vào mỗi buổi học?

ĐT1: Ngoài giờ học trên trường mình còn đi làm thêm nữa, mà lượng bài tập nhiều với ngày càng khó nên mình thường xuyên bị stress.

ĐT2: Mình thường xuyên bị stress luôn, bài tập khó làm mình không có hứng thú khi học

ĐT3: Cũng hiếm lắm vì thầy dạy khá hay, mình đi học cũng hay nói chuyện phiếm vui trong lớp nên k có gì áp lực cả.

7. Bạn thường làm gì khi cảm thấy việc học tiếng anh trở nên chán nản?

ĐT1: Tôi thường hay xem phim hoặc chơi game khi nào thấy chán rồi sau đó lại quay trở lại việc học tiếng anh của mình.

ĐT2: Mình sẽ làm việc khác, mình sẽ không học và bỏ tiếng Anh lúc đấy, nghe nhạc thường là sở thích lúc mình cảm thấy chán, tiếp đến là lướt mạng xã hội, cực kỳ nhiều luôn.

ĐT3: Mình thường nghe nhạc hay làm gì đó thư giãn, cũng có khi đi ngủ (cười) 8. Phương pháp học tiếng Anh hiện tại của bạn là gì? Bạn có thấy nó hiệu quả với việc

học của bạn không?

ĐT1: Mình thì cũng chưa có phương pháp gì cụ thể cả, bình thường làm bài tập trên lớp thôi, mình chỉ hay xem thêm youtube, coi như rèn kỹ năng nghe vì mình khá yếu, lại được xem vài video mình yêu thích nữa. Còn hiệu quả thì chưa thấy mấy vì cái này cần thời gian nhiều, chủ đề mình nghe thì cũng không dính tới việc học nhiều lắm nên từ vựng thu thập được cũng mãi như vậy à, lên khá chậm.

ĐT2: Mình chỉ làm bài tập thầy giao, sau đó học từ vựng. Mình chưa có phương pháp cụ thể .

ĐT3: Sau khi học ở trung tâm mình sẽ ôn tập ở nhà, học từ mới, luyện nghe và nói hằng ngày. Mình thấy phương pháp này khá hiệu quả với mình.

9. Nếu có 1 phương pháp học hoàn toàn mới nhưng lại hiệu quả hơn phương pháp cũ của bạn, bạn có sẵn sàng thử không?

ĐT1: Tất nhiên rồi, mình luôn muốn áp dụng nhiều phương pháp để tìm ra cái tốt nhất.

ĐT2: Có chứ, mình muốn một cách học hiệu quả, phù hợp với mình

ĐT3: Mình luôn sẵn sàng thử sức với những điều mới, đặc biệt là những cái có ích với mình.

10. Bạn sẽ làm gì khi kỳ vọng/ mục tiêu mong muốn chưa đạt được trong khi bạn đã học tiếng anh được một thời gian dài?

ĐT1: Mình sẽ tự kiểm điểm lại bản thân, xem kỹ năng nào mình chưa tốt để trau dồi thêm.

ĐT2: Mình sẽ cố gắng chăm chỉ hơn, lập kế hoạch học tiếng Anh cụ thể. ĐT3: Mình sẽ tìm đến sự giúp đỡ của thầy và thay đổi phương pháp học. 11. Ai là người bạn tìm đến khi bạn cần hỗ trợ, tư vấn, mất phương hướng?

ĐT1: Thầy giáo và chị gái mình

ĐT3: Thầy dạy mình, mình hay hỏi bài, mấy lúc nản thì thầy cũng động viên mình 12. Bạn cảm thấy phương pháp dạy học ở trung tâm này như thế nào? ( câu ni hơi dư)

ĐT1: mình mới tiếp cận những thấy khá ổn và họ cũng ra bài tập khá nhiều nhưng mình nghĩ tốt cho bản thân mình

ĐT2: mình vẫn tiếp cận được với phương pháp dạy trong trung tâm nhưng tính mình khá trầm nên mình không dám hỏi khi chưa hiểu và vẫn còn ít nói trong phần giao tiếp

ĐT3: mình hay hỏi bài thầy nên nhìn chung phương pháp thầy dạy mình rất hiểu 13. Bạn có mối quan hệ tốt với mọi người trong lớp không?

ĐT1: Mọi người trong lớp rất vui vẻ, thân thiện. Mặc dù trong lớp có nhiều em lớp cấp 3 hay có người đã đi làm nhưng nhìn chung là mọi người trong lớp rất vui vẻ với nhau.

ĐT2: Mình khá ít nói, trong lớp mình chỉ nói chuyện với vài bạn thôi mặc dù mọi

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ chủ đề HOẠT ĐỘNG VÌ CỘNG ĐỒNG (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)