Được chia làm 3 nhóm sau:
• Tác động nhiễu cho phép ổn định:
• Lưu lượng, nhiệt độ dòng nhập liệu: Gđ, tđ
• Áp suất của hơi đốt: Pđ
Đây là các yếu tố ta có thể kiểm soát được chúng, có thể định được chúng.
Đối với dòng nhập liệu các thông số cơ bản lưu lượng, nồng độ, nhiệt độ, sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng dòng sản phẩm, cũng như ảnh hưởng đến diễn bién của quá trình cô đặc.
Ảnh hưởng của dòng lưu lượng nhập liệu:
Nếu lưu lượng như ta đã tính là 1000kg/h và các yếu tố khác đều ổn định thì quá trình cô đặc xảy ra đúng như ta dự đoán, chất lượng dòng thành phẩm được bảo đảm.
Nhỏ hơn 1000kg/h (trong khoảng cho phép): quá trình cô đặc xảy ra nhanh, có thể không đủ dung dịch cho quá trình cấp nhiệt của hơi đốt, điều này có thể ảnh hưởng sự sôi trong nồi, hơi bốc lên nhiều, ảnh hưởng đến độ chân không, ành hưởng đến chất lượng sản phẩm. trong trường hợp xấu nhất tức là khi lưu lượng quá ít có thể gây cháy ống truyền nhiệt, cháy sản phẩm, kết quả là quá trình cô đặc sẽ không diễn ra như mong muốn.
Lớn hơn 1000kg/h (trong khoảng cho phép): lúc này lượng nhiệt do bốc hơi đốt cần cấp sẽ ko đủ để làm bay hơi dung môi, nồng độ dòng thành phẩm không đạt, vì ở đây dung dịch chỉ chảy qua dàn ống 1 lần không có tuần hoàn trở lại nên nếu lưu lượng nhiều hơn khi ta tính toán thì lượng nhiệt không đủ đua dung dịch đến nồng độ đến nồng độ mong muốn. trường hợp xấu nhất là khi lưu lượng quá lơn sẽ ngập trong các ống truyền nhiệt, giảm khoảng không gian bốc hơi, ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi, quá trình cô đặc không diễn ra được.
5.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nhập liệu:
Quá trình cô đặc chủ yếu là dựa vào đặc tính sôi của dung dịch hay dựa vào đặc tính nhiệt độ. Do đó yếu tố nhiệt độ là có ảnh hưởng nhiều đến quá trình cô đặc. theo tính toán nhiệt độ dòng nhập liệu khi vào tháp là 114,72 oC thì sự sôi xảy ra. Mặc dù đã có gia nhiệt ban đầu cho dòng nhập nhiệu, nhưng thiết bị gia nhiệt cũng là đối tượng công nghệ, cũng ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài, cụ thể ở đây là nhiệt độ dòng nhập liệu tại bồn chứa. Do không xét đến thiết bị gia nhiệt cho nên ta xem như chỉ xét nhiệt độ dòng nhập liệu sau khi ra khỏi thiết bị gia nhiệt.
Nếu thấp hơn 114,72 oC: dung dịch sẽ ko sôi khi vào nồi, ta lại phải tốn nhiệt của hơi đốt, nhưng do đặc điểm của thiết bị là dung dịch chỉ chảy qua một lần từ trên xuống khi đi hết chiều cao của ống truyền nhiệt, ảnh hưởng đến chất lượng dòng thành phẩm (nồng độ thấp hơn).
Nếu nhiệt độ cao hơn trong khoảng cho phép thì không ảnh hưởng nhiều đến quá trình cô đặc.
Đối với hơi đốt vì sử dụng hơi nước bảo hoà để cấp nhiệt cho nên thông số áp suất là có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả truyền nhiệt, lưu lượng đốt cũng ảnh hưởng nhưng không nhiều.
5.2. Ảnh hưởng của áp suất:
dung dịch không đạt, cho dù ta có tăng lưu lượng hơi đốt lên cũng không thể đáp ứng đủ cho quá trình truyền nhiệt vì động lực của quá trình truyền nhiêtk là do chênh lệch nhiệt độ của hai dòng “nóng” và “ lạnh”.
Nếu áp suất cao: Nếu cao ở mức cho phép thì không ảnh hưởng nhiều nhưng nếu quá cao sẽ ảnh hưởng đến thiết bị, do tạo áp lực cao bề dày buồng đốt sẽ không đáp ứng được tính bền từ đó dẫn đến hư hỏng thiết bị, nghiêm trọng có thể gây cháy nổ. do đó khi sử dụng hơi đốt người ta thường phải kiểm tra áp lực để tránh gây tai nạn chết người.
5.3. Ảnh hưởng của lượng hơi đốt:
Yếu tố nay không ảnh hưởng nhiều. nếu lưu lượng thấp sẽ không đủ hơi cấp nhiệt cho dung dịch. Nếu lưu lượng cao thì không ảnh hưởng nhiều nhưng như vậy sẽ gây tổn thất nhiệt, cũng có thể làm tăng áp lực cho buồng đốt.
Tác động nhiều kiểm soát được nhưng không thể ổn định
Ảnh hưởng của nồng độ dòng nhập liệu:
Nồng độ dòng nhập liệu ban đầu là 10 brix khi tính toán ta đã cho ra nồng độ này ổn định do đó khi vào trong nồi sự sôi sẽ xảy ra nhưng nếu:
Nồng độ nhỏ hơn 10birx: sự sôi vẫn diễn ra (trong khoảng cho phép), nhưng nếu quá nhỏ thì nồng độ sản phẩm sẽ không đạt yêu cầu.
Nồng độ lớn hơn 10 brix: dòng nhập liệu vào nồi không sôi được, phải tốn thêm một lượng nhiêtk để nâng nhiệt độ dòng lên khi đó quá trình cô đặc mới diễn ra. Điều này sẽ gây tổn thất nhiệt của hơi đốt, và làm tăng nồng độ của dòng sản phẩm.
Tác động không kiểm soát được:
Các thông số này ta không thể kiểm soát được, khi tính toán ta chỉ dựa theo kinh nghiệm, các thông thức thực nghiệm để tính toán do đó không thể chính xác được, không thể tránh khỏi sai số lớn.Ta có thể xét đến hai thông số có ảnh hưởng nhiều đến quá trình cô đặc:
Nhiệt tổn thất: Qtt Hệ số truyền nhiệt: K
Xét thông số nhiệt tổn thất Qtt:
Khi tính ta cho nhiệt tổn thất ra môi trường là 5% lượng nhiệt do hơi đốt cung cấp tuy nhiên đây chỉ là con số thực nghiệm không thể tính được do đó để kiểm soát nó là rất khó và chúng ta không thể điều chỉnh được, chỉ có thể giảm đến mức thấp nhất(cách nhiệt).
Xét hệ số truyền nhiệt K:
Khi tính toán ta dựa theo công thức, các thông số từ thực nghiệm do đó không thể chính xác được. Theo thời gian lớp cáu tăng lên sẽ ảnh hưởng đến hệ số K và sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất truyền nhiệt của hơi đốt, ảnh hưởng đến chất lượng dòng thành phẩm. thông số này ta không thể kiểm soát, điều chỉnh được.