Liệu pháp và hiệu quả điều trị

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN CHÓ MÈO (Trang 26)

2.5.1 Nghi bệnh truyền nhiễm

Nghi bệnh Carré

Là một do vi-rút nên không có thuốc đặc trị, việc chống phụ nhiễm và chăm sóc tốt nhằm nâng cao sức đề kháng cho chó là điều cần thiết, Truyền dịch chống

22

mất nước, cung cấp chất điện giải và năng lượng bằng cách truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 5%, dung dịch lactate ringer truyền tĩnh mạch hoặc dưới da.

Hạ sốt bằng anagin C (dipyron) với liều 1ml/ 10kg thể trọng. Kháng viêm dùng ketofen (ketoprofen) với liều 2 mg/ kg/ ngày. Sử dụng kháng sinh chống phụ nhiễm như enrofloxacin với liều 1ml/ 10 kg thể trọng. Chống ói bằng primperan, metocloramid với liều 0,5 mg/ kg thể trọng. Giảm ho, long đờm bằng bromhexin với liều 1ml/ 10 kg thể trọng. Giảm tiết dịch bằng acetylcestein 200mg 1 gói/con/ 2 lần/ ngày. Cầm tiêu chảy bằng loperamid với liều 0,08mg/ kg thể trọng. Tăng cường trợ sức, trợ lực bằng vitamin B, lesthionin C,...

Nghi bệnh do Parvovirus

Bệnh do Parvovirus không có thuốc đặc trị, việc điều trị theo triệu chứng là chủ yếu. Chống mất nước, cung cấp chất điện giải và năng lượng bằng cách truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 5%, dung dịch lactate ringer truyền tĩnh mạch hoặc dưới da. Chống ói bằng primperan, metocloramid với liều 0,5 mg/ kg thể trọng. Giảm ho, long đờm bằng bromhexin với liều 1ml/ 10 kg thể trọng. Giảm tiết dịch bằng acetylcestein 200mg 1 gói/con/ 2 lần/ ngày.

Nghi bệnh do Leptospira

Chống mất nước, cung cấp chất điện giải và năng lượng bằng cách truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 5%, dung dịch lactate ringer. Dùng kháng sinh doxycylin với liều 5mg/ kg thể trọng, shotapen (penicillin + streptomycin)

Nhiễm giun

Tiêm ivermectin: 0,3 – 0,4 mg/kgP. Cho uống pyrantel với liều 5 mg/kgP. Tiêm bắp levamisole: 7 mg/kgP.

Sử dụng menbendazole: liều 60 – 100 mg/kgP hoặc fenbendazole: liều 50 mg/kgP.

Trong quá trình điều trị nên cung cấp thêm vitamin và nâng cao hàm lượng protein trong khẩu phần.

23

Theo Hungeford, 1994 (trích dẫn bởi Lê Hữu Khương, 1999): Chó con 1 tuần đến 6 tuần tuổi, dùng các thuốc xổ giun mỗi tuần 1 lần. Chó 6-12 tuần xổ giun 2 tuần 1 lần. Chó trên 3 tháng tuổi 3-4 tháng xổ 1 lần. Chó mẹ xổ 2 lần vào ngày mang thai thứ 14 và sau khi sinh 1 tuần.

Nhiễm sán

Dùng nitroscanate cho uống hoặc cho ăn liều 50 mg/kgP. Exotral 1 viên/5kgP cho uống.

Praziquantel cho uống với liều 2,5 - 5 mg/kgP.

2.5.2. Nghi trúng độc

Phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể chó bằng cách gây nôn, bằng Apomorphine; Than hoạt tính, thuốc xổ NaSO4, MgSO4 0,5g/kg (chi dùng một lần duy nhất), đồng thời tiến hành xúc rửa dạ dày. Hỗ trợ tuần hoàn giảm đau, chống co giật: Anazine, Combistress... Dùng furosemide thúc đẩy thải chất độc qua nước tiểu.

Tăng cường giải độc gan bằng heparenol. Truyề dịch tĩnh mạch glucose 5 %, Lactate ringer hoặc tiêm glucose 30%, sử dụng các chất giải độc đặc biệt khi xác định chính xác được chất gây độc.

Sau khi bình phục, cần tăng cường sức đề kháng cho thú bằng vitamin C, vitamine nhóm B, cho ăn thức ăn dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng.

24

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

3.1 Kết luận

Qua tiểu luận, tôi ghi nhận được một số tác nhân ảnh hưởng bệnh trên đường hóa gồm:

- Việc không tiêm phòng và tẩy giun sán định kì ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ bệnh đường tiêu hóa.

- Lứa tuổi rất ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh. Nhóm chó 2 – 6 tháng tuổi chiếm tỷ lệ bệnh cao nhất và thấp nhất là nhóm <2 tháng tuổi.

- Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh: chó bệnh có triệu chứng ói mửa, tiêu chảy chiếm tỷ lệ, bệnh do ký sinh trùng đường ruột có tỷ lệ khỏi bệnh cao, thấp nhất là các trường hợp nghi bệnh ghép.

Các bệnh tiêu hóa có tỷ lệ điều khỏi cao nếu được phát hiện sớm và điều trị liên tục, kịp thời. Ngoài ra, độ tuổi, vệ và việc chăm sóc nuôi dưỡng cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Bệnh có tỷ lệ điều trị khỏi cao (90,08%). Liệu trình điều trị có thể dùng kháng sinh Septotryl (sulfadimethoxypyridazine 20g + trimethoprime 4g) với liều 1ml/ 10kg thể trọng. Baytril (enrofloxacine) 1ml/ 10kg thể trọng. Chống ói bằng Priperan (metocloramid) với liều 0,5mg/ kg thể trọng. Cầm tiêu chảy bằng Imodium (loperamid) với liều 0,08mg/ kg thể trọng. Bảo vệ niêm mạc bằng magnessium, aluminum silicate 1 gói/ 2 lần/ ngày. Cung cấp chất điện giải và năng lượng sử dụng Glucose 5%, Lactate Ringer. Bổ sung các thuốc trợ sức, trợ lực bằng Lesthionin C, Carasil,... Đối với những chó bị bệnh đường tiêu hóa khuyến cáo không cho chó ăn trong thời gian khoảng 2 – 3 ngày, đồng thời truyền dịch liên tục. Sau khi chó dần phục hồi cho ăn các thức ăn mềm, số lượng ít, dễ tiêu hóa, không chất béo cho đến khi phục hồi hoàn toàn.

Bệnh nghi Carré và Parvovirus là những bệnh do vi-rút chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, người nuôi chó cần quan tâm tiêm phòng định kỳ.

25

3.2. Đề nghị

- Chủ nuôi chó mèo cần có chế độ chăm sóc hợp lý, vệ sinh và nâng cao sức đề kháng cho chó mèo. Khi chó mèo có dấu hiệu bất thường phải đem đến cơ sở Thú y sớm để chẩn đoán, theo dõi và điều trị kịp thời. Cần cách ly chó bệnh với các chó khỏe còn lại. Tuân thủ theo sự điều trị của bác sĩ. Nên thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để nâng cao kết quả chẩn đoán. Nên đến tư vấn bác sĩ trước khi muốn mua chó từ nơi khác về nuôi.

Cơ quan nhà nước cần phổ biến kiến thức về phòng bệnh cho chó như lịch tiêm phòng, tẩy giun sán, vệ sinh và dinh dưỡng cho chó mèo đối với chủ nuôi.

- Chủ nuôi chó cần tiêm phòng định kỳ cho chó đối với các bệnh đường tiêu hóa, nhất là các bệnh chưa có thuốc điều trị hiệu quả.

26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006. Giáo trình sinh lý vật nuôi.

Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

2.Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997. Ký sinh và bệnh ký sinh ở gia súc, gia cầm, tập 1 và 2. Tủ sách Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

3.Võ Thị Hải Lê và Trần Thị Cúc, 2019. Nghiên cứu bệnh Parvo trên chó tại phòng khám Chi cục Thú y vùng 3, Nghệ An. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, số 8: 47 - 50.

4.Nguyễn Như Pho, 1995. Giáo trình nội chẩn. Tủ sách Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

5.Trần Thanh Phong, 1996. Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó. Tủ sách Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

6.Nguyễn Văn Phát, (2009). Bài giảng chẩn đoán. Tủ sách Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

7.Trần Thị Thảo và cs, 2019. Bệnh Ca - rê trên chó tại Thành phố Trà Vinh. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, số 8: 22 - 25.

8.Ba Văn Trướng, 2010. Khảo sát các bệnh trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh viện thú y Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ thú y, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN CHÓ MÈO (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)