Tiến trình công tác xã hội nhóm trong việc định hướng, phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Đại học Công đoàn:

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học ctxh nhóm trong việc định hướng rèn luyện văn hóa đọc cho sinh viên . (Trang 31 - 33)

- Nghiên cứu khoa học về công nhân, công đoàn, quan hệ lao động và các chính sách người lao động

2. Tiến trình công tác xã hội nhóm trong việc định hướng, phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Đại học Công đoàn:

đọc cho sinh viên Đại học Công đoàn:

Bước 1: Thành lập nhóm: Các nhân viên Công tác xã hội có cùng một đề tài nghiên cứu về việc định hướng, rèn luyện văn hóa đọc cho sinh viên sẽ tạo thành một nhóm. Nhân viên xã hội sử dụng kết hợp những hiểu biết của cá nhân và của nhóm để xây dựng mô hình môi trường đọc thân thiện, các chương trình liên quan đến văn hóa đọc để từ đó tác động tích cực đến các sinh viên Đại học công đoàn có các hứng thú, các kỹ năng, phương pháp đọc một cách hiệu quả thiết thực.

Đối với sinh viên trường Đại học Công đoàn ta có thể chia ra làm các nhóm có sở thích đọc các thể loại sách giống nhau, dễ dàng tổ chức các buổi gặp gỡ, chia sẻ về thói quen sở thích để từ đó nhân viên xã hội có thể hiểu hơn về đối tượng nhóm sinh viên và đưa ra một phuomgw pháp phù hợp nhất trong việc định hướng, rèn luyện văn hóa đọc cho nhóm sinh viên.

Đặc điểm của sinh viên Công đoàn: là sinh viên trong độ tuổi từ 18 đến 23 tuổi, các sinh viên có nhiều sở thích đọc về thể loại sách khác nhau.

Các sinh viên được chia thành các nhóm theo khoa đang theo học: - Nhóm sinh viên khoa công tác xã hội

- Nhóm sinh viên khoa xã hội học - Nhóm sinh viên khoa luật

- Nhóm sinh viên khoa kế toán

Chương trình hoạt động: xây dựng chương trình giao lưu, gặp gỡ giữa nhóm sinh viên với nhóm nhân viên xã hội để chia sẻ về thể loại sách yêu thích của họ và các kỹ năng khi đọc sách (1-2 buổi) để từ đó tìm hiểu them về suy nghĩ, sở thích và xây dựng mô hình môi trường đọc thân thiện, thoải mái để sinh viên có hứng thú với việc đọc sách

Bước 2: Khảo sát nhóm

Ở giai đoạn này( giai đoạn dài nhất), nhân viên xã hội vừa hỗ trợ về chương trình vừa hết sức quan tâm đến tiến trình( các mối tương tác đến các nhóm viên) để các nhóm viên được hưởng tối đa bầu không khí và môi trường một cách thoải mái nhất.

Lên kế hoạch hoạt động: Tổ chức chương trình giao lưu giữa các thành viên trong nhóm với các giảng viên trong khoa với chủ đề văn hóa đọc

- Talk show chia sẻ kinh nghiệm, các kỹ năng đọc của giảng viên. Sinh viên chia sẻ sở thích đọc và . đặt câu hỏi cho giảng viên

- Đóng kịch, múa hát liên quan đến nội dung của một cuốn sách và tổ chức trò chơi liên quan đến việc đọc sách để tạo hứng thú cho sinh

Bước 3: Duy trì nhóm

Đây là bước chính rong CTXH nhóm. Nhân viên xã hội quan tân đến chia sẻ thông tin, cảm xúc của các sinh viên. Đặc điểm của bước này là sự bộc lộ, mong mỏi được sự phản hồi. Các sinh viên cùng nhau chia sẻ, giới thiệu về bản thân cũng như những sở thích, các kỹ năng đọc mà mình có được. Lúc này các sinh viên đã có những hiểu biết nhất định, có quan hệ tương đối tốt và có sự am hiểu mục tiêu định hướng văn hóa đọc. Nhóm sinh viên dần chấp nhận những kiến thức bổ ích từ những chia sẻ của các giảng viên.

Bước 4 cũng là bước cuối cùng trong tiến trình công tác xã hội nhóm: Giải quyết vấn đề và đạt mục tiêu xã hội

Các sinh viên có hứng thú với chương trình, đặt câu hỏi và tham gia trò chơi một cách nhiệt tình là một biểu hiện tích cực.

3. Tiểu kết:

Văn hoá đọc là một bộ phận của nền văn hoá xã hội. Nó được coi là

phương tiện và động lực để hình thành nên tâm hồn, nhân cách, đạo đức con người, làm giàu thêm tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho con người nói chung trong xã hội và cho sinh viên các nhà trường đại học nói riêng.Nhiều sinh viên trong trường đã biết tận dụng tính ưu việt này để học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ sinh viên chưa xây dựng được rõ mục đích của việc đọc, chưa có thói quen và kỹ năng đọc sách, chưa dành nhiều thời gian cho việc đọc cũng như chưa có được những phương pháp đọc hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả trong việc định hướng, rèn luyện văn hóa đọc cho sinh viên, nhóm nghiên cứu đề xuất những giải pháp sau đây:

Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của văn hóa đọc. Giảng viên yêu cầu đọc trong mỗi môn học.

Xây dựng, lồng ghép vào các tiết dạy học. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm.

Tổ chức các buổi hướng dẫn thực hành các kỹ năng tìm tài liệu, kỹ năng và phương pháp đọc sách hiệu quả.

Tổ chức ngày hội sách, triển lãm, trưng bày sách.

Phát triển các website, các trang mạng xã hội mang tính định hướng văn hóa đọc cho sinh viên.

Nâng cao, cải tiến chất lượng thư viện theo nhu cầu của sinh viên. Tổ chức ngày hội sách, triển lãm, trưng bày sách.

Thành lập câu lạc bộ sách và hành động. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu khoa học ctxh nhóm trong việc định hướng rèn luyện văn hóa đọc cho sinh viên . (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w