KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT (Trang 28 - 31)

3.1. Kết luận:

Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục trong giai đoạn hiện nay là một việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong mỗi tập thể nói riêng và các nhà trường nói chung. Để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, không thể không đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm, trong đó hiệu quả của hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên, để việc đổi mới thật sự có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm phải tâm huyết, nhiệt tình, luôn tìm tòi sáng tạo, dành nhiều thời gian, công sức cho công việc này.

Mỗi giáo viên, ai cũng muốn học sinh của mình chăm ngoan, học giỏi, phát triển toàn diện, để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Mỗi học sinh rất cần sự đồng cảm và chia sẻ đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm uốn nắn, thấu hiểu, nêu gương nhiều hơn là khiển trách để giúp học sinh tự tin vào bản thân mình và phát triển.

Đứng trước vai trò, vị trí, tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn tìm tòi, học hỏi trau dồi nhiều kinh nghiệm hơn nữa, để sao cho lớp mình chủ nhiệm luôn đạt được kết quả và thành tích cao trong mọi lĩnh vực. Chắc chắn rằng giải pháp đưa ra còn nhiều hạn chế, thiếu sót do đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân. Tôi rất mong được sự lắng nghe và đóng góp ý kiến từ các giáo viên chủ nhiệm khác, cũng như hội đồng chấm sáng kiến để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung và phương pháp giáo dục thực sự mới mẻ và có ý nghĩa này.

3.2. Đề xuất, khuyến nghị:

Công tác chủ nhiệm đòi hỏi mỗi giáo viên chủ nhiệm cần có sự đầu tư về thời gian và tâm sức. Vì vậy, cần có sự quan tâm, động viên kịp thời và thiết thực cả về vật chất lẫn tinh thần của nhà trường và các cơ quan đoàn thể, để giáo viên có thể yên tâm, dành trọn tâm huyết với nghề của mình.

Cần giảm thiểu thời gian giảng dạy trên lớp của giáo viên và tăng cường thời lượng cho các tiết chủ nhiệm. Có như vậy, việc thực hiện đổi mới các nội dung và phương thức giáo dục mới có điều kiện phát huy hết được hiệu quả của nó.

Ở một góc độ lớn hơn, bản thân tôi rất mong lãnh đạo nhà trường:

- Hằng năm cần tổ chức các phong trào thi đua về một số nội dung liên quan đến công tác chủ nhiệm giữa các lớp, các khối.

- Tổ chức những buổi sinh hoạt dành riêng cho giáo viên chủ nhiệm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kể những câu chuyện liên quan đến công tác chủ nhiệm,… cho nhau nghe để học hỏi, trau dồi lẫn nhau.

- Trong thư viện cần bổ sung thêm sách, tài liệu về công tác chủ nhiệm, để giáo viên tham khảo, học tập.

Rất mong quý cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tây sơn,ngày 10 tháng 03 năm 2020

Người thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Đính (2002), Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch, Nxb Thống Kê Hà Nội

2. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Nxb Hà Nội

3. Nguyễn Bá Minh (2013), Giáo trình nhập môn giao tiếp, Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM

4. Huỳnh Văn Sơn (2011), Giáo trình Tâm lý học giao tiếp, Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM

5. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán đổi mới nội dung và phương thức tư vấn cá nhân và tham vấn nhóm lớn cho giáo viên THPT làm công tác chủ nhiệm, Hà Nội, 2019.

6. Một số nguồn tư liệu từ Internet.

ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Tây Sơn, ngày tháng năm 2020

Một phần của tài liệu Nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT (Trang 28 - 31)