6.1. Cơ sở lý luận:
Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, chỉ đạo trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người vì tính chất quan trọng đặc biệt của công tác này. Hồ Chí Minh luôn kêu gọi và chủ trương các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam phải bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau. Đó là cơ sở lý luận để Đảng ta đưa ra những nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong chính sách dân tộc của mình là “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”.
Hồ Chí Minh khẳng định tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Điều đó không chỉ là tuyên bố về mặt pháp lý mà là tiêu chuẩn, nguyên tắc phải đảm bảo trong thực tế “Chính sách dân tộc của chúng ta là nhằm thực hiện sự bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội”1.
6.2. Cơ sở hiến định:
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc”2.
6.3. Nội dung nguyên tắc:
– Trong các cơ quan dân cử như Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, các thành phần dân tộc thiểu số phải có tỉ lệ đại biểu thích đáng.
– Trong tổ chức bộ máy nhà nước, các tổ chức thích hợp được thành lập để đảm bảo lợi ích dân tộc và tham gia quyết định các chính sách dân tộc như Hội đồng Dân tộc thuộc Quốc hội, Uỷ ban Dân tộc thuộc Chính phủ, các Ban dân tộc thuộc Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh… Nhà nước thực hiện chính sách bồi dưỡng, đào tạo nguồn cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số.
– Trong hoạt động của mình, nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt đối với những địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống…
6.4. Ý nghĩa nguyên tắc:
Về bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc, không phải hình thành ngay một lúc, mà trải qua một quá trình được bổ sung, hoàn thiện, nâng cao để ngày nay trở thành một bộ phận cấu thành, một nét độc đáo vào bậc nhất trong di sản tư tưởng mà Người để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần nghiên cứu, vận dụng thực hiện để tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt trong thời kỳ mở cửa, hội quốc tế ở nước ta hiện nay.
Vấn đề này cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm triệt để. Đưa vấn đề tương trợ giữa các dân tộc lên thành một nguyên tắc của chính sách dân tộc ngang hàng với các nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết là một nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng này nảy sinh và bắt nguồn từ trái tim và tâm hồn yêu nước, thương nòi của người dân mất độc lập, tự do trong một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Về gốc rễ sâu xa hơn nữa nó bắt nguồn từ dòng chảy của nền văn hóa Việt Nam đầy tính nhân văn cao cả, từ truyền thống giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam.
6.5. Áp dụng trong thực tế hoạt động của Bộ máy Nhà nước Việt Nam:
Là một quốc gia độc lập, thống nhất, đa dân tộc, nên ở Việt Nam, việc thực hiện tốt vấn đề bình đẳng giữa các dân tộc là một vấn đề hết sức quan trọng. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam đã được thể hiện trong cuộc sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là từ khi ĐCS Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến nay.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong hơn 87 năm qua, ĐCS Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc. Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng đã chỉ rõ, các dân tộc sống trên đất Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ nhau để kháng chiến và kiến quốc. Tháng 8-1952, Bộ Chính trị có Nghị quyết về “Chính sách dân tộc thiểu số của Đảng hiện nay”. Sau đó, ngày 22-6-1953, Chính phủ ban hành chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam, trong đó khẳng định đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ để kháng chiến, kiến quốc, giúp nhau tiến bộ về mọi mặt.
Phần 3. Kết luận.
Như đã thấy, bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam được thiết lập chặt chẽ, linh hoạt, mềm dẻo trong hoạt động, quản lí. Bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay cũng đã thể hiện được sự hiệu quả tương đối trong công tác quản lý cũng như vận hành đất nước. Đất nước cần Nhà nước quản lí, Nhà nước cần có một hệ thống quản lí, hệ thống này lại được cấu thành từ những nguyên tắc chung, rõ ràng, cụ thể và xuyên suốt, được bổ sung, thay đổi liên tục để phù hợp với tình hình thực tế về kinh tế, chính trị, xã hội…
Hơn hết, các nguyên tắc này đã và đang được Đảng và Nhà nước áp dụng triệt để để phục vụ nhu cầu, lợi ích của nhân dân. Thật vậy, đã 90 mùa xuân, Đảng đồng hành cùng dân tộc vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, đưa Việt Nam từ một đất nước không có tên trên bản đồ thế giới trở thành một quốc gia có uy tín, vai trò và vị thế trên trường quốc tế. Thực tiễn 90 năm qua chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; quá trình ấy Đảng được tôi luyện, không ngừng trưởng thành, ngày càng giàu kinh nghiệm, bản lĩnh, trí tuệ, xứng đáng với sứ mệnh chèo lái con thuyền cách mạng của dân tộc Việt Nam. Trải qua cuộc trường chinh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng luôn lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
Thêm nữa, các nguyên tắc này cũng trở thành nền móng cho sự hình thành các thiết chế dân chủ, là nền tảng xây dựng nhà nước và xã hội, tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiện “dân giàu, nước mạnh”. Để thực hiện được điều đó, các nguyên tắc của Đảng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải xuất phát từ tấm lòng, ý chí hướng về nhân dân, phục vụ lợi ích nhân dân. Các nguyên tắc này cũng là cơ sở cho sự hợp tác, đoàn kết các quốc gia, dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam trên trường hội nhập.
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc, Luật Dương Gia,
https://luatduonggia.vn/nguyen-tac-binh-dang-giua-cac-dan-toc/, truy cập ngày 1/7/2020.
2. Quan điểm của V.I.Lênin về bình đẳng dân tộc và sự vận dụng, bổ sung, phát triển ở Việt Nam, https://tcnn.vn/news/detail/46927/Quan-diem-cua-V.I.Lenin-ve-binh-dang- dan-toc-va-su-van-dung-bo-sung-phat-trien-o-Viet-Nam.html, truy cập ngày 29/6/2020. 3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, tr.309, Nxb CTQG-ST, H.2011.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, tr.26, tr.22-23, Nxb CTQG-ST, H.2012.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tr.88- 89, Nxb CTQG-ST, H.2011.