Các phương pháp số học thường dùng

Một phần của tài liệu VẬN DUNG PHƯƠNG PHÁP CÙNG THAM GIA TRONG dạy học nội DUNG hue (1) (1) (Trang 30 - 35)

2. Các bài toán giải bằng phương pháp dùng chữ thay số. 3. Các bài toán giải bằng phương pháp gán giá trị cụ thể.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Củng cố kiến thức

Trong các bài toán chuyển động đều có những bài toán chỉ có cái “vỏ” là toán chuyển động và chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các phương pháp giải toán số học như: “Phương pháp “Giả thiết tạm”, “Phương pháp dùng chữ thay số”, “Phương pháp gán giá trị cụ thể” để giải các bài toán như thế.

2. Giải một số bài mẫu

Ví dụ 1: Một ô tô tải đi quãng đường từ A đến B hết 8 giờ, một ô tô con đi quãng đường ấy hết 5 giờ. Hai ô tô cùng khởi hành từ A để đến B nhưng không cùng lúc. Sau khi ô tô tải đi được 1/5 quãng đường AB thì ô tô con mới xuất phát.

a. Hỏi ô tô con phải đi hết thời gian bao lâu thì mới đuổi kịp ô tô tải.

b. Tại thời điểm gặp nhau mỗi ô tô đã đi mấy phần quãng đường AB

Giáo viên và học sinh nhận xét cách giải.

Giáo viên đưa cách 2 (sử dụng

Phương pháp gán giá trị cụ thể)

Ta giả sử quãng đường AB là một số cụ thể. (có thể là 100km, 200km, 400km...). Lưu ý: số ta nên chọn số đó là số chia hết cho 8 và 5.

Giáo viên nhận xét, bổ sung bài giải hoàn chỉnh. (Xem 3.e).

Lưu ý: Phương pháp này chúng ta có

Học sinh nhắc lại cách giải từng phương pháp.

Học sinh thảo luận nhóm 4 (lựa chọn phương pháp phù hợp).

Học sinh có thể giải như sau: 1 giờ xe đi từ A đi được:

81 1

(SAB) 1 giờ xe đi từ A đi được:

51 1

(SAB) Thời gian hai xe gặp nhau:

51 1 - ( 5 1 - 8 1 ) = 5 1 : 40 3 = 3 8 (SAB)

Ô tô con đã đi số phần quãng đường AB là: 8/3: 5 = 8/15 (SAB)

Ô tô tải đã đi số phần quãng đường AB là: 3 8 : 8 = 3 1 (SAB)

Yêu cầu học sinh tự tiến hành giải (làm việc cá nhân) và trình bày bài giải trước lớp.

thể sử dụng để giải các bài toán tìm vận tốc trung bình (dạng 2).

Ví dụ 2: Một người đi từ A về B, sau khi đi được 3 giờ, quãng đường còn lại ngắn hơn quãng đường đã đi là 24 km. Người ấy tăng vận tốc thêm 2 km/giờ nên đã đi nốt quãng đường còn lại sau 1 giờ 30 phút. Tính quãng đường AB.

Hướng dẫn học sinh phân tích:

Quãng đường còn lại ít hơn quãng đường đã đi là bao nhiêu?

Vận tốc để đi quãng đường còn lại hơn vận tốc để đi quãng đường trước đó là bao nhiêu?

Nếu bớt quãng đường đã đi là 24 km thì sao?

Ta có thể biểu diễn thế nào?

Giáo viên nhận xét, bổ sung bài giải hoàn chỉnh. (Xem 3.e).

3. Bài tập củng cố

Bài tập ở mục 3b

Học sinh về nhà tự giải.

24 km.

2 km/giờ.

Quãng đường còn lại bằng quãng đường đã đi.

Xem vận tốc ban đầu là v ta biểu diễn được như sau:

v× 3 - 24 = (v + 2) × 1,5). Từ đó ta có thể giải tìm v.

PHẦN III. KẾT LUẬN

1. Kết quả đã đạt được

Phương pháp cùng tham gia có thể áp dụng trong dạy học nội dung giải cácbài toán số học về chuyển động đều bằng nhiều hình thức khác nhau. Khi áp dụng đề tài này cho học sinh lớp 5 hoạt động giải dạng toán chuyển động đều tôi nhận thấy các em thực hành rất tốt các bước giải, nhiều em biết tìm ra cách tóm tắt khác nhau, phân tích tìm đúng hướng giải và giải tốt các bài toán chuyển động đều.

Kết quả thu được như sau:

Sĩ số Điểm

< 5 5-6 7- 8 9-10

38 0 7 = 18,4% 17 = 44,7% 14 = 36,9%

Kết quả trên cho thấy việc vận dụng phương pháp cùng tham gia vào dạy học toán chuyển động đều bước đầu thu được kết quả tốt.

Học sinh tiếp thu đồng đều và sâu sắc hơn về bài toán. Số lượng điểm trên trung bình chiếm tỉ lệ cao.

Trong quá trình làm bài học sinh ít mắc sai lầm hơn.

Điều này chứng tỏ rằng: nếu được quan tâm đúng mức, cùng với sự hướng dẫn chu đáo, hợp lí thì chất lượng việc giải các bài toán chuyển động đều sẽ được nâng lên.

2. Đề xuất, kiến nghị

Với những trăn trở trong khi làm sáng kiến để giúp các em và các giáo viên đạt kết quả cao hơn nữa trong nội dung dạy học giải toán có chuyển động đều lớp 5 tôi mong muốn kiến nghị như sau:

Đối với nhà trường:

- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên trao đổi kinh nghiệm nhằm lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp, linh hoạt sáng tạo gắn với thực tiễn địa phương nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy.

- Cơ sở vật chất phải đảm bảo: lớp học không quá đông, có các thiết bị dạy học hỗ trợ cần thiết

Đối với giáo viên:

- Người giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong từng trường hợp cụ thể để nâng cao hiệu quả của từng

phương pháp.

- Giáo viên phải thống nhất quan điểm: học sinh có khả năng sáng tạo và chủ động giải quyết tình huống học tập. Giáo viên phải biết kích thích nó phát triển một cách bền vững.

- Giáo viên phải có sự đầu tư về thời gian, công sức, trí tuệ để chuẩn bị chu đáo, có hiệu quả. Giáo viên phải chuẩn bị trước thì mới có thể dẫn dắt học sinh đi đúng theo con đường mà mình đã định.

Đối với phụ huynh:

Hỗ trợ đóng góp cơ sở vật chất đầy đủ để thuận tiện triển khai, áp dụng giảng dạy phương pháp cùng tham gia trong dạy học dạng toán chuyển động đều lớp 5.

3. Bài học kinh nghiệm

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi tự cảm thấy mình đã được bồi dưỡng, nâng cao hơn về năng lực chuyên môn. Đặc biệt là đã tự rèn dũa được sự kiên trì, nhẫn nại nhờ lòng say mê nghiên cứu tìm tòi trong công việc dạy học nhằm truyền cảm hứng, yêu thích, ham học toán cho các em học sinh. Tuy nhiên để dạy tốt dạng toán chuyển động đều người giáo viên còn cần phải kiên trì với mục tiêu đã đặt ra. Với mỗi bài tập, người giáo viên cần dành ra một lượng thời gian cho các em tìm hiểu đề. Tổ chức cho học sinh thực hành giải toán bằng các hoạt động, hình thức phù hợp. Với kinh nghiệm nghề còn non trẻ đề tài này của tôi đang trong giai đoạn đầu nghiên cứu và áp dụng nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong muốn nhận được những đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp, các đồng nghiệp giáo viên để đề tài này được hoàn thiện hơn./.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Áng (chủ biên), Dương Quốc Ấn, Hoàng Thị Phước Hảo, Phan Thị Nghĩa (2007), Toán bồi dưỡng học sinh lớp 5, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Nguyễn Áng, Đỗ Trung Hiệu, Lê Thống Nhất, Lê Tiến Thành (2007), Ôn

kiến thức, luyện kĩ năng Toán 5, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Đỗ Trung Hiệu, Lê Tiến Thành (2004), Tuyển tập đề thi Học sinh giỏi bậc Tiểu học môn Toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Trần Ngọc Lan (2005), Tuyển tập các đề thi Học sinh giỏi Toán lớp 4 - 5, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

5. Nguyễn Danh Ninh, Nguyễn Ngọc Doanh (2005), Toán phát triển lớp 5, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

6. Vũ Dương Thụy (chủ biên, 2004), Các bài toán số học về chuyển động đều, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Phạm Đình Thực (1997), Toán chuyên đề Số đo thời gian và toán chuyển động đều,NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

8. Phạm Đình Thực (1997), Em muốn giỏi Toán lớp 5, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Tạp chí Toán Tuổi thơ, Số 3, 8, 31, 33, 34, 39, 40, 45, 79 - 80, 81 - 82, 85,

89 - 90, NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu VẬN DUNG PHƯƠNG PHÁP CÙNG THAM GIA TRONG dạy học nội DUNG hue (1) (1) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w