Bộ đếm thập phân 2 chữ số

Một phần của tài liệu Đồ án tìm hiểu sử dụng phần mềm mô phỏng mạch điện tử MULTISIM (Trang 43 - 46)

- Bước 1: Chuẩn bị các linh kiện sau đây: + 02 IC 74LS190

+ 02 IC 74LS47 + 04 Nguồn + 01 Đất

+ 02 Màn hình hiển thị LED 7 đoạn (Place Virtual 7 - Segment Display) + 01 Function generator (Máy phát sóng)

- Bước 2: Sau khi chuẩn bị xong các linh kiện thì vẽ mạch theo hình 3.12

Hình 3. 12: Bộ đếm thập phân 2 chữ số

- Bước 3: Tiến hành chạy mô phỏng bằng cách: Nhấn nút Run tại thanh công

cụ này: hoặc ấn phím F5 để thực hiện quá trình mô phỏng. Kết quả thí nghiệm:

- Trong quá trình chạy mô phỏng, quan sát đèn LED và thấy đèn LED xuất hiện các số đếm lên từ 0 đến 99, khi đếm đến 99 đèn LED về lại số 0 và tiếp tục đếm lên 99.

36

Hình 3. 13: Kết quả của thí nghiệm bộ đếm thập phân 2 chữ số .

 Nhận xét:

- 74LS190 là IC dòng TTL dùng để đếm lên và đếm xuống chia 10 hay gọi là vi mạch thuận nghịch thập phân (MOD10). Khi có xung vào chân đếm của 74LS190 thì tùy vào điều kiện mà chúng ta cấu hình đếm lên hay đếm xuống thì IC này cứ mỗi sườn lên của xung đầu vào thì nó giải mã ra mã BCD. Nếu mà đếm xuống thì nó sẽ đếm và giải mã kiểu này: Xung vào thứ 1 nó giải mã BCD ra (0001) tức là số 9, tương tự như vậy thì xung thứ 2 nó giải mã BCD ra (1000) tức là số 8 cứ thế cho đến xung thứ 9 và BCD là số 0. Còn đếm lên thì ngược lại

- Do đầu ra của 74LS190 là mã BCD do đó để hiện thị lên LED 7 thì cần phải mã hóa ra mã của LED 7 thanh. Do đó ta dùng IC mã hóa là 74LS47. Loại IC này cũng rất đơn giản và dễ kiếm tác dụng của nó là đầu vào BCD sau đó giải mã ra LED 7 tương ứng.

37

KẾT LUẬN

Trong quá trình làm khóa luận, em đã nắm được những nét khái quát về phần mềm Multisim, cũng như ứng dụng của phần mềm để vẽ và mô phỏng mạch điện từ thông qua các ví dụ ở từng phần làm việc thử nghiệm các mạch điện tử được dễ dàng hơn, đơn giản hơn, chính xác hơn. Qua đây, có thể thấy rằng việc sử dụng phần mềm này một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao trong học tập và trong quá trình làm việc sau này.

Sau thời gian nghiên cứu đã thu được một số kết quả: - Đã cài đặt phần mềm Multisim

- Đã mô phỏng được một số mạch như:

+ Mạch giải mã nhị phân BCD sang LED 7 đoạn. + Mạch giải mã dùng IC 74138 (74LS138).

+ Mạch đếm BCD 74168 (74LS168) thay thế bằng: Mạch đếm đồng bộ sử dụng IC 74LS193.

+ Mạch so sánh 2 số nhị phân 1 bit dùng hàm NAND 2 đầu vào. + Bộ đếm thập phân.

- Nhận thấy phần mềm Multisim thiếu rất nhiều linh kiện, điển hình là IC_74LS168 không có trong phầm và không thể tự tạo thư viện linh kiện mới cho phần mềm như các phần mềm khác.

Nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu, thì em có thể mô phỏng một số mạch điện tử phức tạp hơn và nghiên cứu sâu hơn về phần mềm Multisim.

TÀI LIỆU THAM THẢO

1. Le Nguyen Truong Giang. Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ MÔ PHỎNG. Truy cập tại

<https://www.slideshare.net/lntgiang16/chng-1-gii-thiu-v-m-phng> [Ngày truy cập

22/01/2020].

2. Th.s Lê Minh Đức (2019). Bài Giảng: Thiết kế hệ thống số, Trường đại học Lâm Nghiệp.

3. Le Nguyen Truong Giang. Chương 3.GIỚI THIỆU VỀ MÔ PHỎNG. Truy cập tại

<https://www.slideshare.net/lntgiang16/chng-3-phng-php-m-phng> [Ngày truy cập

22/01/2020].

4. Minh Khôi. Báo cáo giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm Multisim. Truy cập tại <https://123doc.net/document/4937557-bao-cao-gioi-thieu-va-huong-dan-su-dung-

phan-mem-multisim.htm>. [Ngày truy cập 25/01/2020].

5. Nguyễn Thanh Hà cùng tập thể giáo viên Ban Điều Khiển Điện Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Hà Nội (05/2014). Mô phỏng mạch điện tử. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.

6.Lab VIEW& MULTISIM. Multisim. Available from:

<https://www.youtube.com/channel/UCvJ5ijAD87OihO6hQEhrWJw >. [ 28/02/2020].

7. Tra Hoang Dieu. Chương 2: MULTISIM 6.20 VÀ ỨNG DỤNG VÀO MÔ PHỎNG MẠCH ĐIỆN. Truy cập tại <https://www.academia.edu/9765500/>. [Ngày truy cập 22/01/2020].

8.Trần Luyến (14/12/2014). Hướng dẫn vẽ và mô phỏng trên phần mềm MultiSim.

Truy cập tại <http://hqdt.vn/tailieu/huong-dan-ve-va-mo-phong-tren-phan-mem-

multisim-1418554070.html>. [Ngày truy cập 25/01/2020].

9. Nguyễn Thúy Vân (2004). Kỹ thuật số, NXB Khoa học và kỹ thuật.

10. Nguyễn Kim Giao (2006).Kỹ thuật điện tử số, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Dr. Amir Aslani (2018). Introduction to NI Multisim & Ultiboard Software version

14.1, August 2018. Dr.Amir Aslani Blog, Available from <https://cpb-us-

e1.wpmucdn.com/blogs.gwu.edu/dist/1/69/files/2018/08/Multisim_Ultiboard_Tutorial

Một phần của tài liệu Đồ án tìm hiểu sử dụng phần mềm mô phỏng mạch điện tử MULTISIM (Trang 43 - 46)