CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty
Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 12 năm, Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Có được điều này phải kể đến nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty cùng với sự quan tâm kịp thời của lãnh đạo. Và một trong những nền tảng tạo nên sự thành công đó chính là công tác tổ chức hạch toán kế toán của Công ty.
Qua quá trình thực tập tại Công ty, em đã tìm hiểu về công tác kế toán và rút ra một vài nhận xét sau:
1.1. Ưu điểm
- Bộ máy tổ chức kế toán được thiết kế gọn nhẹ, khoa học, hiệu quả và tiết kiệm chi phí phát huy được năng lực chuyên môn của từng nhân viên. Đội ngũ nhân viên có trình độ cao, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm với công việc cao, tận tâm với nghề, nhiệt tình. Các chế độ, quy định mới ban hành đều được cập nhật kịp thời, nhanh chóng thích ứng với những thay đổi trong chính sách cũng như những thay đổi trong việc ứng dụng KH-CN vào công việc.
- Công ty Cổ phần phát triển Miseno Lighting đang áp dụng chế độ kế toán là theo Thông tư 133/2016/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành. Đồng thời trong hạch toán kế toán nhìn chung đã tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam thông dụng, đảm bảo các nguyên tắc cơ bản để đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng kịp thời, tin cậy cho quản lí và cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng quan tâm một cách đầy đủ.
- Hệ thống tài khoản thống nhất đáp ứng nhu cầu hạch toán hiện tại, giúp công ty theo dõi tình hình tài chính cụ thể.
- Công việc kiểm tra đối chiếu số liệu được thực hiện thường xuyên, liên tục, nghiêm túc, đảm bảo số liệu ghi chép chính xác.
- Việc vận dụng hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức nhật ký chung kết hợp sử dụng phần mềm kế toán Misa giúp giảm thiểu công việc kế toán; tăng tốc độ xử lý thông tin, lập báo cáo; dễ dàng phát hiện các sai sót trong quá trình xử lý.
- Hàng tháng, Phòng Kế toán của Công ty đều cung cấp thông tin một cách kịp thời đến các nhà quản lý thông qua các báo cáo. Từ đó, lãnh đạo Công ty có những quyết định kịp thời và có những biện pháp thích hợp để điều chỉnh hoạt động kinh doanh.
1.2. Hạn chế
- Quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng, do đó số lượng nghiệp vụ phát sinh ngày càng nhiều vì vậy công ty cần phải tổ chức phân công phân nhiệm rõ ràng hơn nhằm quản lý công ty hiệu quả hơn.
- Hiện nay các khách hàng tại showroom của Công ty đều thanh toán theo phương thức trả chậm, thanh toán sau 10-15 ngày nhưng thực tế khách hàng đều thanh toán tiền hàng sau 20 ngày có khi đến 1 tháng. Điều này dẫn đến Công ty bị chiếm dụng một số vốn lớn. Hiện nay kế toán của công ty chỉ theo dõi công nợ khách hàng chi tiết cho từng đối tượng mà không thực hiện phân loại nợ để theo dõi theo thời gian, nợ quá hạn không
trích lập dự phòng. Việc không trích lập khoản dự phòng này ảnh hưởng đến tính trung thực hợp lí của BCTC và vi phạm nguyên tắc thận trọng trong công tác hạch toán kế toán. - Do doanh nghiệp thường bán hàng theo các đơn đặt hàng nên cuối năm tài chính, kế toán Bán hàng (kiêm Thủ kho) của công ty không tiến hành kiểm kê hàng tồn kho, không trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, do đó không phản ánh kịp thời các khoản hao hụt hàng tồn kho, có thể dẫn đến tổn thất do giảm giá hàng tồn kho. 2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán
tại công ty
- Công tác tổ chức chứng từ kế toán, phân công phân nhiệm cho từng người cần được quản lý chặt chẽ hơn, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ
- Cuối năm, kế toán Bán hàng (kiêm Thủ kho) nên thực hiện việc kiểm kê kho hàng hóa để có thể kịp thời phản ánh và xử lí những hao hụt của hàng hóa trong kho. Đồng thời việc này cũng đảm bảo công tác kế toán của công ty thực hiện chặt chẽ, đúng nguyên tắc và chế độ quy định, giúp quản lí tốt hơn hàng hóa cả về chất lượng và số lượng, đảm bảo được đầy đủ số lượng hàng cho các hợp đồng theo đúng thời hạn.
Khi kiểm kê phải lập hội đồng hoặc ban kiểm kê với đầy đủ các thành phần theo quy định, tiến hành cân đo đong đếm cụ thể với từng mã hàng hóa, lập biên bản kiểm kê theo quy định mẫu, xác định số chênh lệch giữa thực tế và trên sổ sách.
Trường hợp kiểm kê khi phát hiện thừa thiếu, căn cứ vào biên bản, nếu chưa xác định được nguyên nhân thì kế toán ghi sổ:
Thừa:
Nợ TK 156: Hàng hóa
Có TK 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết Thiếu:
Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 156: Hàng hóa
- Công ty nên lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho để tránh những tổn thất do giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải thực hiện theo đúng các quy định của chuẩn mực “Kế toán hàng tồn kho” và quy định của chế độ tài chính hiện hành.
Khi trích lập dự phòng giảm giá HTK, kế toán ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 2294: dự phòng giảm giá HTK
Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với hàng hoá bị huỷ bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:
Nợ 2294: Dự phòng giảm giá HTK Có TK 156: Hàng hoá
- Công ty nên lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi để tránh những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán. Việc xác định số lập dự phòng về các khoản phải thu khó đòi và việc xử lý xoá nợ khó đòi phải theo quy định của cơ chế tài chính.
+ Cuối niên độ kế toán, Doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (nợ phải thu khó đòi), kế toán tính toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập.
Nợ TK 6422 Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 2293 Dự phòng phải thu khó đòi
+ Trên cơ sở các bằng chứng tin cậy về các khoản phải thu của khách hàng là không thể thu hồi được, được phép xoá nợ. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán tiến hành xoá sổ theo định khoản:
Nợ TK 2293 Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 6422 Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131, 138
+ Đối với các khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó thu hồi được, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 Số tiền thu hồi được Có TK 711 Ghi tăng thu nhập khác
KẾT LUẬN
Sau một quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần phát triển Miseno Lighting Việt Nam được nghiên cứu và tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty, em đã có được cái nhìn tổng quát về thực trạng tổ chức một hệ thống kế toán của một công ty, những công việc, nghiệp vụ cần làm của một phần hành kế toán từ đó hiểu rõ hơn về lý thuyết đã được học trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường áp dụng vào thực tế như thế nào. Thông qua đó cũng thấy được việc hoàn thiện công tác kế toán là đặc biệt quan trọng. Bởi trong điều kiện kinh tế thị trường, kế toán là công cụ quản lý giúp cho công ty đạt được hiệu quả kinh tế. Và yêu cầu tất yếu cho một bộ máy kế toán hoạt động có chất lượng trong bất cứ điều kiện nào là trình độ chuyên môn của các kế toán viên, bên cạnh đó còn cần có khả năng vận dụng một cách linh hoạt các quy định kế toán vào đặc thù của đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng công tác hạch toán kế toán. Em đã khái quát tình hình kinh doanh của Công ty cũng như hiểu được cơ cấu tổ chức và cách hạch toán của Công ty.
Trên đây là bản báo cáo thực tập lần 1 của em trong quá trình thực tập tai Công ty Cổ phần phát triển Miseno Lighting Việt Nam. Do thời gian thực tập tại Công ty chưa lâu nên bản báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô giáo để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trọng cảm ơn Thầy Giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Minh và các anh chị trong Phòng Kế toán Công ty Cổ phần phát triển Miseno Lighting Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn! Sinh viên: Hồ Thị Khánh Huyền