Thị hai phía

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng bài toán ghép đôi không trọng số (Trang 28 - 29)

Một đơn đồ thị vô hướng G = (V, E) được gọi là đồ thị hai phía nếu tập các đỉnh V có thể phân thành hai tập con không rỗng, rời nhau X và Y sao cho mỗi cạnh của đồ thị nối một đỉnh của X với một đỉnh của Y.

Khi đó , người ta còn ký hiệu G là ( X Y, E) và gọi một tập (giả sử là tập X) là tập các đỉnh trái và tập còn lại là tập các đỉnh phải của đồ thị hai phía G. Các đỉnh thuộc X còn gọi là các X_đỉnh, các đỉnh thuộc Y gọi là các Y_đỉnh.

Để kiểm tra một đồ thị liên thông có phải là đồ thị hai phía hay không, ta có thể áp dụng thuật toán sau:

Với một đỉnh v bất kỳ: X := {v}; Y := ∅; repeat Y := Y ∪ Kề(X); X := X ∪ Kề(Y); X Y

until (X∩Y ≠ ∅) or (X và Y là tối đại - không bổ sung được nữa); if X∩Y ≠ ∅ then < Không phải đồ thị hai phía >

else <Đây là đồ thị hai phía, X là tập các đỉnh trái: các đỉnh đến được từ v qua một số chẵn cạnh , Y là tập các đỉnh phải: các đỉnh đến được từ v qua một số lẻ cạnh>;

Đồ thị hai phía gặp rất nhiều mô hình trong thực tế. Chẳng hạn quan hệ hôn nhân giữa tập những người đàn ông và tập những người đàn bà, việc sinh viên chọn trường, thầy giáo chọn tiết dạy trong thời khoá biểu, bài toán xếp lớp học theo học chế tín chỉ v.v...

Tính chất

• một đồ thị là hai phía khi và chỉ khi nó không chứa chu trình lẻ

• kích thước của phủ đỉnh nhỏ nhất bằng kích thước của cặp ghép lớn nhất

• kích thước của tập độc lập lớn nhất cộng kích thước của cặp ghép lớn nhất bằng số đỉnh.

• trong đồ thị hai phía liên thông, kích thước của phủ cạnh nhỏ nhất bằng kích thước tập độc lập lớn nhất

• trong đồ thị hai phía liên thông, kích thước của phủ cạnh nhỏ nhất cộng kích thước của phủ đỉnh nhỏ nhất bằng số đỉnh.

• một đồ thị là hai phía khi và chỉ khi có thể tô nó bằng hai màu.

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng bài toán ghép đôi không trọng số (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)