Đường đặc tính tổng hợp: Biểu diễn mối quan hệ giữa mômen quay của khớp nối thuỷ lực với số vòng quay của bánh

Một phần của tài liệu Bài giảng Truyền động thủy lực và khí nén - Chương 4: Truyền động thủy động (Trang 39 - 44)

M T= TD5n2B T=

Đường đặc tính tổng hợp: Biểu diễn mối quan hệ giữa mômen quay của khớp nối thuỷ lực với số vòng quay của bánh

mômen quay của khớp nối thuỷ lực với số vòng quay của bánh tua bin nT khi số vòng quay của bánh bơm thay đổi (nB = var). Trên đường đặc tính đó, còn vẽ những đường cong biểu diễn sự thay đổi của M với các giá trị hiệu suất như nhau (đường đồng hiệu suất). Muốn xây dựng đường đặc tính tổng hợp, cần lập nhiều đường đặc ngoài của khớp nối với nhiều trị số nB khác nhau.

KHAI THÁC KHỚP NỐI THỦY LỰC

Trong lĩnh vực tàu thuỷ, khớp nối thuỷ lực đóng vai trò LY- HỢP dùng để truyền động (truyền công suất) từ một hay nhiều động cơ Diezel đến lai chân vịt. Khi khai thác khớp nối thuỷ lực cần chú ý một số điểm sau:

• Công chất dùng cho khớp nối có độ nhớt càng thấp càng tốt, song không vì thế mà người ta dùng nước. Bởi vì nước tuy có độ nhớt thấp, nhưng bôi trơn kém và dễ gây rỉ các chi tiết của khớp nối. Chính vì thế mà dầu khoáng là công chất được ưu tiên sử dụng cho khớp nối thuỷ lực.

• Công chất lỏng trong khớp nối chính là nhân tố truyền năng lượng từ trục dẫn sang trục bị dẫn. Công chất càng điền đầy trong khớp nối thì hiệu suất truyền động càng cao. Khi công chất được tháo hết ra khỏi khớp nối thì việc truyền công suất hoàn toàn không còn tác dụng. Nhờ vào tính chất này mà muốn cắt truyền động khớp nối (tức là LY) bằng cách tháo toàn bộ công chất ra khỏi khớp nối và muốn nối truyền động (tức là HỢP) bằng cách nạp công chất đầy trở lại cho nó. Trong thực tế, người ta thiết kế chế tạo van thoát chất lỏng sao cho có thể điều khiển được (có thể bằng tay hoặc điều khiển từ xa), như vậy là việc LY hay HỢP của khớp nối sẽ được thực hiện.

• Trong quá trình làm việc của khớp nối, một phần công suất truyền từ trục dẫn sang trục bị dẫn bị mất đi do tổn thất ma sát, tổn thất thuỷ lực. Chính những tổn thất này biến sang dạng nhiệt và làm cho dầu thuỷ lực (công chất) nóng lên. Như vậy, người ta phải làm mát dầu thuỷ lực đó. Việc làm mát được thực hiện bằng cách đưa một phần công chất ra khỏi khớp nối ngay trong khi khớp nối làm việc để làm mát sau đó lại đưa quay trở lại. Nếu khớp nối không được làm mát tốt thì sự làm việc của nó không ổn định và có thể gây hỏng một số chi tiết như bộ làm kín bằng cao su do vì quá nóng. Lợi dụng lực ly tâm để dẫn công chất ra một cách thuận tiện, các nhà chế tạo đã thiết kế đường ra ở phía ngoài xa tâm quay của khớp nối và nạp công chất vào bằng đường dẫn gần tâm quay của khớp nối.

ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH CỦA BIẾN TỐC THỦY LỰC Khác với khớp nối thuỷ lực, ở biến tốc thuỷ lực chất lỏng luôn luôn được chứa đầy trong buồng làm việc. Hơn nữa chất lỏng nạp vào cần có áp suất dư vì biến tốc chỉ có thể làm việc ổn định khi hoàn toàn không có hiện tượng xâm thực. Hiện tượng này dễ xảy ra do vận tốc quay của bánh công tác lớn và nhiệt độ chất lỏng làm việc cao, nhất là ở lối vào các máng dẫn của bánh bơm.

Một phần của tài liệu Bài giảng Truyền động thủy lực và khí nén - Chương 4: Truyền động thủy động (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)