So sánh với sản phẩm cùng loại của ngân hàng VIB và SCB

Một phần của tài liệu Quy trình tín dụng và sản phẩm cho vay mua ô tô của vietcombank (Trang 45 - 49)

Tuy mỗi ngân hàng có những đặc điểm riêng, khác biệt về sản phẩm của mình, nhưng tất cả các đặc tính riêng ấy, đều phải dựa trên Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng” và Quyết định 312/QĐ-NHNN ngày 14/3/2017 của NHNN Việt Nam về việc đính chính thông tư 39/2016/TT-NHNN.

Sau đây là những điểm khác biệt về sản phẩm “Cho vay mua ô tô tiêu dùng dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ” giữa Vietcombank với VIB và SCB.

VCB VIB SCB

Điều kiện chung đối với khách hàng

- Kinh doanh có lãi trong 2 năm liền kề trước thời điểm cấp tín dụng; - Không có lỗ lũy kế trên BCTC năm gần nhất trước thời điểm thẩm định cấp tín dụng theo sản phẩm;

- Hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế trong vòng 12 tháng liền kề thời điểm thẩm định cấp tín dụng theo sản phẩm; - Mức giảm doanh thu trong năm liền kề trước thời điểm cấp tín dụng theo sản phẩm (nếu có) ≤ 20%

- Thời gian thành lập tối thiểu 02 năm;

- Kinh doanh có lãi; - Doanh thu hoặcTổng tài sản dưới 30 tỷ VND.

46 Điều kiện tín dụng khái quát - Khách hàng không có nợ nhóm 2 theo quy định hiện hành tại các TCTD trong vòng 12 tháng; -Khách hàng thuộc đối tượng bắt buộc chấm điểm XHTDNB theo mô hình xác suất vỡ nợ của VCB: từ ccc trở lên; - Khách hàng đạt điểm từ B1 trở lên theo CIC (nếu có xếp hạng).

- Không có nợ xấu trong vòng 2 năm gần nhất.

- Không có nợ xấu trong vòng 12 tháng; - Không có nợ nhóm 2 trong vòng 3 tháng. Lãi suất (tính tại thời điểm thực hiện tiểu luận) - LSƯĐ 12 tháng: 7,7%/năm

- Sau ưu đãi: LSTK 24 tháng (5,3%) + 3,5% = 8,8 %

- LSƯĐ 12 tháng: 9,39%/năm

- Sau ưu đãi: LSCS (8,6%) + 3,99% = 12,59%

- LSƯĐ 12 tháng: 8,8%/năm

- Sau ưu đãi: LSTK 13 (5%) tháng + 4% = 9% Số tiền cho vay - 70% giá trị xe nếu thế chấp bằng chính chiếc xe mua

- Lên tới 100% giá trị xe nếu thế chấp tài sản đảm bảo khác

Tối đa 80% giá trị xe Lên đến 80% giá trị xe (Tùy loại xe)

Thời gian vay

- Tối đa 7 năm

- Khách hàng có thể vay bù đắp mua xe ô tô trong thời gian tối đa 03 tháng

Tối đa 8 năm - Tối đa 7 năm

- Khách hàng có thể vay bù đắp mua xe ô tô trong thời gian tối đa 06 tháng Phương thức trả nợ - Trả gốc: hàng tháng hoặc hàng quý - Trả gốc: Hàng tháng hoặc hàng quý

Linh hoạt theo nhu cầu khách hàng

47 - Lãi vay: Trả hàng

tháng theo dư nợ giảm dần - Trả lãi: Hàng tháng Tài sản bảo đảm Xe ô tô Bất động sản Quyền sử dụng đất thuê trả tiền 1 lần Xe ô tô Giấy tờ có giá Xe ô tô

Phương tiện vận chuyển Bất động sản

Phí trả nợ trước hạn

Năm đầu tiên: 1,5% Năm thứ 2-3: 1% Năm thứ 4-5: 0,5 % Năm thứ 6-7: Miễn phí

Năm đầu tiên: 2,5% Năm thứ 2: 2% Năm thứ 3: 1,5% Năm thứ 4: 1% Năm thứ 5: 0,5% Năm còn lại: Miễn phí

Năm đầu tiên: 3% Năm thứ 2: 2% Năm thứ 3: 1%

Năm còn lại: Miễn phí

Bảng 3. So sánh sản phẩm cho vay mua ô tô của VCB với VIB và SCB

3.5. Nhận xét

Ưu điểm

o Lãi suất trả góp thấp: Bao gồm cả LSƯĐ 12 tháng đầu (7,7%) và LS sau ưu đãi (8,8%) o Có thêm TSĐB là Quyền sử dụng đất thuê trả tiền 1 lần. Và đối với việc sử dụng TSĐB

khác thì khoản cho vay có thể lên đến 100% giá trị ô tô o Phí trả nợ trước hạn thấp (thấp hơn 1-1,5%)

o Trong trường hợp khách hàng đã mua xe trong vòng 3 tháng, thì vẫn có thể đi vay bù đắp

o Có các chương trình khuyến mại, kết hợp với hãng SUZUKI, ưu đãi lãi suất 0% trong 6 tháng đầu bằng hình thức giảm giá trực tiếp vào giá trị của xe

Nhược điểm

o Chất lượng tín dụng đòi hỏi khắt khe kỹ càng, ngoài yêu cầu không có nợ nhóm 2, thì còn có hệ thống xếp hạng tín dụng của riêng VCB (CCC trở lên), và còn cả CIC (B1 trở lên)

o Nếu thế chấp bằng chính chiếc ô tô mua thì chỉ nhận được 70% giá trị giải ngân o Thời gian vay tối đa ngắn nhất: 7 năm

48

KẾT LUẬN

Vai trò của ngân hàng thương mại trong sự phát triển kinh tế chủ yếu là một trung gian tài chính. Với vai trò này, các ngân hàng thương mại giúp vận hành dòng vốn đầu tư trên thị trường. Cơ chế phân bổ vốn trong nền kinh tế thông qua quá trình cho vay sẽ giúp các ngân hàng thương mại đánh giá rủi ro tài chính.

Bài tiểu luận này được tập trung nghiên cứu về quy trình tín dụng và sản phẩm cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng thương mại hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn theo nhiều cách khác nhau. Chủ doanh nghiệp có thể vay vốn để giải quyết các chi phí thành lập công ty. Sau khi có vốn, các doanh nghiệp nhỏ có thể bắt đầu hoạt động và tham gia vào kế hoạch phát triển.

Về cơ bản, Quy trình tín dụng tổng quát trong giáo trình và Quy trình tín dụng của VCB, chiếu theo Quyết định 2506/ QĐ-VCB-QLRRTD Ban hành quy trình tín dụng đối với Khách hàng tổ chức bán lẻ năm 2018 không có quá nhiều điểm khác biệt. Có thể thấy quy trình tín dụng của VCB đổi với Khách hàng tổ chức bán lẻ là tương đổi hoàn thiện và chi tiết. Có lẽ chính vì thế mà Vietcombank đã giữ được tỉ lệ nợ xấu thấp. Hiện nay, theo xu hướng chung, các ngân hàng đều thực hiện phân quyền tập củng cố mức độ, hạn chế hạn mức tín dụng mà chi nhánh có thể tự quyết nhằm giảm tỉ lệ nợ xấu, phòng ngừa rủi ro nhân viên móc ngoặc với người đi vay để trục lợi. Quy trình tín dụng đã được chuyên biệt hóa từng bộ phận và thực hiện trên máy tính nhằm tăng tính an toàn và đánh giá chung cho toàn bộ các khoản vay.

Như vậy, qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu của mình là một ngân hàng thương mại đứng đầu Việt Nam, không chỉ có một quy trình tín dụng nhanh, gọn, hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng mà còn chuyên cung cấp các sản phẩm cho vay có giá trị cao đối với các doanh nghiệp có quy mô phát triển lớn từ trước đến nay. Trong bối cảnh hiện nay, Vietcombank bắt đầu có những bước chuyển dịch kênh phân phối, tập trung đẩy mạnh các sản phẩm bán lẻ, đặc biệt đối với các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó có thể thấy được độ linh hoạt, đa dạng về sản phẩm cho vay của Vietcombank, thể hiện định hướng phát triển một cách phù hợp có chiều sâu đồng bộ với xu thể khởi nghiệp của đất nước.

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Tiến (2014). Giáo trình Tín dụng ngân hàng. NXB Thống kê. 2. Tài liệu tín dụng của Vietcombank.

Tham khảo trên Internet:

3. Các cột mốc quan trọng (2019). Truy cập ngày 10/06/2021 từ

https://portal.vietcombank.com.vn/About/LSPT/Pages/Cac-cot-moc-quan- trong.aspx?devicechannel=default

4. Đặng Thành (2021), Vietcombank năm 2020 - Khẳng định thương hiệu, uy tín và vị thế ngân hàng số 1 Việt Nam. Truy cập ngày 10/06/2021 từ https://nhandan.vn/thong-tin- doanh-nghiep/vietcombank-nam-2020-khang-dinh-thuong-hieu-uy-tin-va-vi-the-ngan- hang-so-1-viet-nam-637121/

5. Vietcombank được vinh danh là ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu năm 2020 (2020).

Truy cập ngày 10/06/2021 từ

https://portal.vietcombank.com.vn/News/newsevent/Pages/Vietcombank.aspx?ItemID=95 49

6. Xuyến Chi (2021), Vietcombank - Những dấu ấn tiên phong. Truy cập ngày 10/06/2021 từ https://nhandan.vn/thong-tin-doanh-nghiep/vietcombank-nhung-dau-an-tien-phong-

633779/

Một phần của tài liệu Quy trình tín dụng và sản phẩm cho vay mua ô tô của vietcombank (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)