địa bàn tỉnh Đồng Nai
Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 05/5/2008 của Liên Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và Bộ nội vụ quy định, đầy đủ nhiệm vụ và quyện hạn củả Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng nông nghiệp và PTNT ở các huyện, phòng kinh tế ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và UBND xã, phường, thị trấn (là những cơ quan tham mưu, giúp UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp và PTNT; phòng, chống lụt, bão; an toàn nông sản trong quá trính sản xuất đến khi đưa ra thị trường; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và PTNT và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân các cấp và theo quy định của pháp luật). Do đó, yêu cầu của UBND các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan tham mưu quản lý Nhà nước về kinh tế nông nghiệp. Với vai trò và chức năng quản lý nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp, qua ngiên cứu cho thấy, thực trạng về quản lý đối với kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như sau:
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Nghiên cứu, ban hành và thực hiện hàng loạy các chính sách nhằm thúc đấy phát triển nông nghiệp; trong đó, đáng chú ý là các chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách về đất đai, chính sách về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư trong nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…
thống chiến lược phát triển nông nghiệp; cụ thể là Đồng Nai đang trong quá trình quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch nông nghiệp đồng bộ từ cấp tỉnh – huyện – xã và tiến tới hoàn thiện quy hoạch ngành hàng chủ lực.
- Ngân sách tỉnh Đồng Nai đã và đang đầy tư xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạn tầng phục vụ phát triển nông nghiệp; trong đó, các hện thống thủy lợi, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng; điện chợ nông thô, nước sạch nông thô… mặc dù còn nhiều bất cập nhưng đã và đang thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Trong những năm qua, ngân sách tỉnh đã tiến hành đầu tư thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng trong nông nghiệp, tiếp nhận và chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến cho nông dân; tiến hành đào tạo và đào tạo lại nguồn lao động nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức.
- Các cơ quan trực thuộc sở nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y… có sự phối hợp khá nhịp nhàng để thực hiện tốt chức năng của mình trong việc phòng trừ, và dập tắt các loại dịch bệnh, khuyến khích phát triển các mô hình nông nghiệp hiệu quả, bền vững, bảo vệ mô trường và sức khỏe cộng đồng…
- Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp đang từng bước cải cash hành chính nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả phục vụ nhân dân, thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
2.3.2. Một số tồn tại
- Hệ thống chính sách đối với phát triển nông nghiệp còn nhiều bất cập, thể hiện ở việc có nhiều chính sách chưa đến được với đối tượng cần hưởng lợi; một số chính sách mang lại hiệu quả không như mong muốn (thậm chí còn ngược lại) và còn thiếu nhiều chính sách khuyến khích.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp còn thiếu và không đồng bộ; trong đó, đặc biệt lưu ý là thủy lợi, giao thông nội đồng, điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, cơ sở chế biến và hệ thống hạ tầng phục vụ lưu thông và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Công tác khuyến nông mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của người dân và yêu cầu phát triển sản xuất.
- Nội dung quản lý nhà nước đối với nông nghiệp nhiều khi còn chống chéo; một nội dung liên quan nhiều cơ quan; trách nhiệm không rõ rang, gây phiền hà và tốn kém cho người dân cả về thời gian, công sức và tiền của.
2.3.3. Đánh giá chung
Quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng đang được tiếp tục thực hiện và đạt được những kết quả khá tích cực ở tất cả các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp. Môi trường đầu tư được cải thiện. Các công trình trọng điểm có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội được tập trung
chỉ đạo rất quyết liệt. Thị trường cung cầu hàng hóa ổn định; thị trường ngoại thương kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao. Công tác thu ngân sách tuy có khó khăn nhưng vẫn vượt dự toán đề ra. Các biện pháp an sinh xã hội, thực hiện chính sách người có công với cách mạng được quan tâm thực hiện nhiều hơn. Công tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh với sự hình thành Trung tâm hành chính công được nhân dân đồng tình ủng hộ. Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao đạt được nhiều kết quả tích cực; lĩnh vực giáo dục có nhiều tiến bộ. Công tác quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nhưng so với yêu cầu vẫn còn một số mặt cần tiếp tục quan tâm, đó là: kinh tế tăng trưởng nhưng chưa thật sự bền vững, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp dễ bị động trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu và thị trường tiêu thụ; việc xây dựng cánh đồng lớn, liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu. Việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chưa đảm bảo lộ trình, thực hiện thoái vốn còn chậm. Các vi phạm về buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng lậu, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký kinh doanh vẫn còn xảy ra. Tình trạng lớp học ca ba ở thành phố Biên Hòa chưa khắc phục triệt để do tăng dân số cơ học nhanh. Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản tuy được tăng cường nhưng ở một số nơi tình trạng khai thác đất, cát vẫn còn diễn biến phức tạp…
CHƯƠNG 3
CÁC CHỈ TIÊU, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Trích Quyết định 734/QĐ-TTg ngày 27/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020,
Trích Quyết định số: 4227/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Cụ thể như sau:
3.1. Quan điểm phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Mục tiêu tổng quát đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội là xây dựng Đồng Nai cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và tỉnh công nghiệp có nền tảng kinh tế - xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại vào năm 2020; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh. Do đó, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh có vai trò hết sức quan trọng; trước hết là đảm bảo nâng cao mức sống của người dân vùng nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới; đồng thời hỗ trợ cho các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.
- Sản xuất nông nghiệp là bộ phận quan trọng trong tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh; do vậy, phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát huy cao độ vai trò của nông dân được xác định là nhiệm vụ chiến lược góp phần tăng trưởng kinh tế, gìn giữ ổn định chính trị, đảm bảo trật tự xã hội và an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Phát triển nông nghiệp ở Đồng Nai phải phù hợp với quan điểm tăng trưởng xanh của cả nước và vùng ĐNB.
Động lực chính thúc đẩy phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Nai là xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa bền vững để qua đó ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất gắn với đào tạo sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đồng thời coi trọng việc xây dựng kinh tế trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp và kinh tế hợp tác theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng hợp tác liên kết trong chuỗi giá trị hàng hóa một cách bền vững.