Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của bộ phận R&D chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh của công ty cổ phần kinh đô (Trang 26 - 28)

được yêu cầu của công ty.

- Một số máy móc thiết bị chưa sử dụng hết công suất.

3. Các hoạt động đầu ra

Sản phẩm đầu ra được tập trung ở kho thành phẩm của công ty, vòng quay hàng tồn kho thành phẩm được quản lý chặt chẽ theo số ngày tồn kho. Bình quân tồn kho thành phẩm của Kinh Đô là từ 7 đến 10 ngày. Sản phẩm của Kinh Đô được đưa đến người tiêu dùng thông qua các công đoạn sau:

3.1. Hoạt động Marketing và bán hàng

Cuộc sống hiện nay đang thay đổi nhanh chóng kèm theo đó là những thay đổi trong hành vi và thoái quen tiêu dùng. Khách hàng ngày càng mong đợi những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao. Nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh và marketing của Kinh Đô phải thực hiện là: ngăn chặn sự tụt giảm và làm tăng doanh số bán hàng, ngăn chặn sự phát triển chậm chạp, xây dựng lòng trung thành của khách hàng và tăng khả năng sinh lời cho công ty.

3.2. Hoạt động nghiên cứu thị trường:

Công ty triển khai nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau như thu thập ý kiến người tiêu dùng trong quá trình bán hàng thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị của công ty và các nhà phân phối, từ đó công ty sẽ nhận được những thông tin phản hồi để cải tiến sản phẩm và sản xuất sản phẩm mới hoặc thu thập thông qua các công ty tư vấn, các tổ chức khảo sát thăm dò thị trường, khảo sát thăm dò hiệu quả các chiến dịch quảng cáo của công ty.

3.3. Hoạt động quảng cáo tiếp thị và quan hệ cộng đồng:

những sản phẩm mang tính mùa vụ như bánh Trung Thu, Cookies làm quà biếu vào dịp lễ, tết; các chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới trước khi tung sản phẩm mới ra thị trường; quảng cáo các chương trình do công ty tài trợ.

+ Công ty cũng thường áp dụng các chương trình khuyến mãi vào các dịp lễ tết, các chương trình này thường thu được hiệu quả nhanh do tác động đến người tiêu dùng cuối cùng sản phẩm của công ty.

+ Công ty tham gia nhiều hội chợ thương mại trong nước và quốc tế, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao với mục tiêu quảng bá thương hiệu.

+ Bằng việc tham gia các hoạt động xã hội, tài trợ cho hoạt động văn hoá, thể thao, công ty đã tạo nên hình ảnh đẹp của Kinh Đô trong lòng người tiêu dùng.

3.4. Hệ thống phân phối:

Mạng lưới phân phối của công ty cổ phần Kinh Đô chủ yếu qua 3 kênh chính: hệ thống các nhà phân phối và đại lý, hệ thống các Kinh Đô Bakery (thuộc công ty Cổ Phần Kinh Đô Sài Gòn) và Siêu Thị và công ty Cổ Phần Kinh Đô Miền Bắc (phân phối cho các tỉnh phía Bắc) và thông qua các đối tác đồng minh chiến lược.

+ Hệ thống nhà phân phối và đại lý: với khoảng 260 nhà phân phối và gần 40.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc, công ty là doanh nghiệp bánh kẹo có hệ thống đại lý trong nước lớn nhất. Hệ thống đại lý này tiêu thụ khoảng 85% doanh số bán của công ty.

+ Hệ thống siêu thị: chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống Siêu Thị tiêu thụ khoảng 10% doanh số của công ty.

+ Hệ thống Bakery: được xây dựng từ năm 1999, hiện nay phát triển với 25 cửa hàng có quy mô lớn ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

3.5. Chính sách giá:

Công ty thực hiện chính sách giá cho từng phân khúc thị trường. Tỷ tệ chiết khấu dành cho nhà phân phối của Kinh Đô khá cao so với đối thủ cạnh tranh nên việc mở rộng mạng lưới phân phối của Kinh Đô khá dễ dàng.

Tóm lại, sau đây là những điểm mạnh và yếu trong hoạt động Marketing và bán hàng:

Điểm mạnh:

- Thương hiệu Kinh Đô hổ trợ tốt cho các sản phẩm

bánh quế, ngành bánh tươi công nghiệp (bánh mì, bông lan) - Hệ thống phân phối sĩ mạnh và rộng.

- Giá cạnh tranh tốt (cả thị trường nội địa và xuất khẩu)

- Giá phù hợp cho nhiều phân khúc tiêu dùng

- Ngân sách đầu tư cho hoạt động chiêu thị khá lớn.

- Hoạt động giao tế công cộng tốt.

- Ý tưởng sáng tạo và có kinh nghiệm lập kế hoạch chương trình chiêu thị.

- Đội ngũ marketing trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình độ và nghiệp vụ.

- Có mối quan hệ tốt với các cơ quan hữu quan, nhà cung cấp và các phòng ban

Điểm yếu:

- Sản phẩm nhiều nhưng chưa quy hoạch thương hiệu cho từng ngành. Cụ thể: ngành Snacks, Crackers, bánh tươi

- Chưa phát huy hết những sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng để phát triển nhiều phân khúc: bánh tươi, Crackers, bánh quế.

- Một số sản phẩm lỗ nhưng vẫn duy trì, chưa có biện pháp khắc phục như kẹo, bánh Cookies đóng gói dạng ký.

- Các sản phẩm chưa có khác biệt nhiều so với đối thủ cạnh tranh

- Bao bì sản phẩm ít đổi mới, cải tiến

- Quản lý hệ thống bán lẻ chưa đủ mạnh cho việc phát triển một số dòng sản. phẩm như: snacks, kẹo, bánh tươi.

- Hệ thống thông tin hai chiều giữa marketing và hệ thống phân phối còn hạn chế.

- Hỗ trợ quảng cáo tại các điểm bán lẻ chưa mạnh và toàn diện

- Chưa nghiên cứu thẩm định giá kỹ lưỡng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

- Phối hợp tổ chức chương trình khuyến mãi giữa các bộ phận chưa cao.

- Chưa xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá các chương trình khuyến mãi, quảng cáo.

- Thiếu cơ sở dữ liệu kinh doanh, thông tin tiếp thị phục vụ cho công tác lập kế hoạch, đánh giá đo lường.

Một phần của tài liệu Phân tích môi trường kinh doanh của công ty cổ phần kinh đô (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w