Phôi thai: phát triển từ phần trên của xoang niệu dục 11 NIỆU QUẢN ĐOẠN CHẬU

Một phần của tài liệu Bài giảng giải phẫu cơ quan sinh dục nữ (Trang 27 - 30)

11. NIỆU QUẢN ĐOẠN CHẬU

Đi từ đoạn bắt chéo của niệu quản với đường cung xương chậu đến chỗ đổ vào bàng quang. Dài khoảng 13cm và đường kính 5mm. Niệu quản nằm sau phúc mạc.

11.1. Đường đi và liên quan: Niệu quản đi vào khung chậu ở phía trước chỗ chia đôi động mạch

chậu chung, trên khớp cùng chậu, sau rễ mạc treo ruột ở bên phải và đỉnh của mạc treo đại tràng sigma ở bên trái. Khi niệu quản đi xuống dọc theo phúc mạc, nó nằm trước động mạch chậu trong và sau buồng trứng và tạo nên bờ sau của hố buồng trứng (hình 17). Khi niệu quản đến gai ngồi, niệu quản nằm trên sàn chậu, và sau đó vòng ra trước vào trong trên đáy dây chằng rộng. Tại đây, niệu quản bắt chéo bởi động mạch tử cung ở phía trước[8] (hình 12). Sau đó đi vào ống niệu

quản, và nằm gần cổ tử cung phần trên âm đạo, cách bờ bên khoảng 1,5cm. Sau khi đi qua 1 đoạn ngắn lên cùng đồ âm đạo trước, niệu quản cắm nghiêng vào thành bàng quang khoảng 2cm xuyên qua góc bên trước khi đổ vào đáy của tam giác bàng quang. Niệu quản đoạn chậu có 03 vị

trí tương đối hẹp (a) nơi đi qua đường cung xương chậu (b) nơi bắt chéo bởi động mạch tử cung

(c) phần cắm vào bàng quang.

Hình: Niệu quản đoạn chậu

11.2. Cấu trúc: từ ngoài vào trong (1) Lớp xơ của lá tạng mạc chậu (2) lớp cơ gồm 3 lớp - ngoài

11.3. Cấp máu: nhận cấp máu từ các nhánh của động mạch tạng tách ra từ nhánh trước của động

mạch chậu trong (tử cung, âm đạo, bàng quang, trực tràng giữa) và động mạch mông trên. Tĩnh mạch hội lưu cùng tên với động mạch.

11.4. Hệ bạch huyết: phần dưới dẫn lưu về nhóm hạch bạch huyết động mạch chậu trong và ngoài,

phần trên về nhóm hạch bạch huyết ở lưng.

11.5. Thần kinh: hệ giao cảm từ đám rối chậu và hạ vị, hệ phó giao cảm từ đám rối cùng.11.6. Ứng dụng lâm sàng 11.6. Ứng dụng lâm sàng

Sự gần nhau về mặt giải phẫu giữa niệu quản, bàng quang và trực tràng với cơ quan sinh sản nữ là mối quan tâm hàng đầu của phẫu thuật viên phụ khoa. Tổn thương niệu quản có thể xảy ra khi cặp hoặc cột các mạch máu thắt lưng buồng trứng (infundibulopelvic ligament), dây chằng ngang cổ tử cung hoặc may mũi khâu rộng ở mạc chậu trong phẩu thuaath phục hồi thành trước ngay cả trong trường hợp giải phẫu bình thường hay mổ cấp cứu. Cần thật sự cẩn trọng vì niệu quản đoạn xa rất gần thành trước âm đạo. Tỉ lệ tổn thường bàng quang và niệu quản khoảng 1/100 các cuộc mổ phụ khoa. Bàng quang dễ tổn thương hơn niệu quản gấp 5 lần. Có 2 cách cổ điển để phân biệt niệu quản và mạch máu chậu là (1) nhìn thấy nhu động của niệu quản khi kích thích bằng dụng cụ phẫu thuật (2) Nhìn thấy đám rối Auerbach, với nhiều mạch máu nhỏ gợn song nối với nhau trên bề mặt niệu quản. Tổn thương niệu quản hoặc bàng quang rất thường gặp trong phẫu thuật niệu đạo để sửa chứng són tiểu. Vì vậy, nhiều phẫu thuật viên sẽ thực hiện thường quy bơm chất chỉ thị màu vào bang quang hoặc soi bàng quang khi kết thúc cuộc phẫu thuật[1].

12. VÚ

Vú là một dạng của tuyến bã, là một tuyến đôi. Ở phụ nữ, đây là một cơ quan sinh sản phụ vì chúng liên quan đến việc tiết sữa sau sinh.

Hình dáng của vú thay đổi tùy theo từng người và cũng khác nhau theo từng thời kỳ. Nhưng

kích thước của đáy tuyến vú khá ổn định. Thường xuất phát từ xương sườn số 2 đến số 6 trên đường trung đòn. Nó nằm trong mô dưới da, trên mạc bao phủ cơ ngực lớn hay thậm chí nằm trên cơ răng trước và cơ chéo ngoài. Phần nhô ra một bên của tuyến vú về phía nách được gọi là đuôi nách Spence-nằm trong hố nách, đôi lúc nằm trong sâu. Tuyến vú nặng 200-300gr trong suốt độ

tuổi sinh đẻ.

12.1. Cấu trúc:

Quầng vú nằm ở vùng trung tâm vú và sẫm màu, đường kính khoảng 2,5cm. Tuyến Montgomery (tuyến quầng vú) là các tuyến phụ nằm quanh quầng vú. Đây là những tuyến có thể

tiết sữa. Nhú vú (núm vú) là một vùng nhô ra có cấu tạo bằng cơ bao phủ bởi lớp da sẫm màu. Nó là cấu trúc giàu mạch máu và được bao quanh bằng cơ trơn, từ đó có thể cương cứng được. Núm vú có 10-20 ống dẫn sữa và lỗ đổ. Mỗi ống dẫn sữa (lactiferous duct) mở rộng tạo thành các xoang sữa, cách lỗ đổ tại núm vú khoảng 5-10mm. Khi các xoang này được ép lại bởi tác động vào núm vú khi cho con bú, bởi lưỡi của trẻ sơ sinh, nhờ cơ ở mặt thì sữa từ các xoang sẽ chảy vào miệng trẻ. Toàn bộ tuyến vú được bao lấy bởi mỡ dưới da. Tuy nhiên, lớp mỡ này không xuất hiện ở dưới núm vú

và quầng vú.

Vú ở người trưởng thành có khoảng 20% là mô tuyến, 80% mỡ và phần còn lại là mô liên kết (hình 28A và B), có 12-20 thùy. Mỗi thùy có một ống tiết (ống dẫn sữa) đổ ra tại núm vú. Mỗi thùy có 10-100 tiểu thùy. Dây chằng Cooper là một vách xơ, trải dài từ da đến dưới mạc ngực. Dây chằng này giúp nâng đỡ tuyến vú. Mỗi ống dẫn sữa có chức năng dẫn sữa cho một thùy. Bao phủ biểu mô trong ống là biểu mô hình khối, và gần đến lỗ đổ là biểu mô lát tầng. Mỗi nang được lót bởi biểu mô trụ, là nơi tiết sữa. Một mạng lưới các tế bào cơ vân phân nhánh theo chiều dọc gọi là

tế bào biểu mô cơ bao quanh các nang và các ống nhỏ hơn. Có một mạng lưới mao mạch dày đặc

bao quanh các nang. Mạng lưới này nằm giữa lớp biểu mô và màng đáy, tại đây, sự co thắt của các tế bào sẽ đè ép lên các nang tuyến và đẩy sữa vào các ống tuyến lớn hơn. Bên dưới núm vú, ống tuyến chính (ống dẫn sữa) dãn ra tạo thành một bóng (ampulla) chứa sữa[4],[6].

Hình 28 A và B: (A) cấu trúc một đơn vị cơ bản của tuyến vú (B) Cấu trúc vú ở phụ nữ trưởng thành[4]

Mô vú nhạy cảm với chu kì thay đổi hóc môn estrogen và progesterone. Người phụ nữ thường cảm thấy căng tức và nở nang trong pha hoàng thể của chu kỳ kinh. Trong pha nang noãn, có sự tăng sinh hệ thống ống, trong khi ở pha hoàng thể có sự giãn nở hệ thống ống, và sự biệt hóa tế bào nang tuyến thành tế bào chế tiết. Vào thời kỳ sau mãn kinh, các tiểu thùy và ống thoái triển.

Vú hay núm vú phụ có thể xuất hiện dọc vú hay đường dẫn sữa, trải dài từ nách đến bầu vú. Đa

núm vú (polythelia) có mối liên quan đến bất thường thận (10%). Vú không cân xứng là một thay đổi bình thường. Tuyến vú phì đại là một dạng hiếm gặp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12.2. Cấp máu: động mạch (1) động mạch ngực bên - nhánh của động mạch nách (2) Động mạch

vú trong (3) Các động mạch dưới sườn. Tĩnh mạch: Các tĩnh mạch theo đường đi động mạch.

12.3. Hệ bạch huyết: (1) Nửa ngoài: hạch nách trước (75%). (2) Phần vú trên: nhóm hạch hạ

đòn. (3) Ở giữa: Nhóm hạch vú trong (nối giữa 2 vú). Không có sự lưu thông bạch huyết giữa 2 bên vú, cho đến khi và trừ khi có sự tắc nghẽn một bên. (4) phần dưới: các tuyến trung thất.

12.4. Thần kinh: chi phối bởi thần kinh gian sườn 4,5,6

12.5. Sự phát triển: Nhu mô vú phát triển từ ngoại bì. Mô liên kết từ trung bì.13. KẾT LUẬN 13. KẾT LUẬN

Việc nắm vững kiến thức giải phẫu cơ quan sinh dục là điều cần thiết cho việc chẩn đoán một số bệnh lý sản phụ khoa và đặc biệt là các trường hợp liên quan đến các thủ thuật-phẫu thuật sản phụ khoa. Nhiều thầy thuốc không nắm vững kiến thức giải phẫu vùng chậu cho đến khi cầm dao mổ và họ hiếm khi đọc lại các sách giáo khoa về giải phẫu. Sự phát triển của các phẫu thuật phức tạp vùng chậu, đặc biệt là các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu đòi hỏi sự hiểu biết cặn kẽ về giải phẫu cơ quan sinh dục nữ.

Tài liệu tham khảo

1. Valea FA (2017), Reproductive Anatomy Gross and Microscopic, Clinical Correlations, In:

Comprehensive Gynecology, 7th edition, Elsevier, pp.1005-1037.

2. Nguyễn Trung Vinh (2018), Tổng quan về chuyên khoa sàn chậu học, Hội sàn học Thành phố Hồ Chí Minh

3. Casanova R, Chuang A, Goefert AR et al (2019), Embryology and Anatomy, In: Beckmann and Ling’s Obstetrics and Gynecology, 8 edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp.85-112.

4. Dutta DC (2015), Anatomy of Female Reproductive Organs, In: DC Dutta’s Textbook of Obstetrics, 8th edition, Jaypee Brothers Medical Publishers (P) Ltd, 1-18.

5. Farthing A (2018), Clinical Anatomy of the pelvis and Reproductive tract, In: Dewhurs’s Textbook of Obstetrics and Gynecology, 9th edition, Wiley Blackwell, 477-484.

6. Dutta DC (2013), Anatomy of Female Peivic Organs, In: DC Dutta’s Textbook of Gynecology, 6th

edition, Jaypee Brothers Medical Publishers (P) Ltd, 1-25.

7. Cunningham FG, Leveno KJ, Bloom SL et al (2018), Maternal Anatomy, In: Williams Obstetrics, 24th, McGraw-Hill Education, 14-32.

8. Bộ môn Giải phẫu học (2012), Cơ quan sinh dục nữ, Trong: Giải phẫu học, tập 2, Nhà xuất bản Y học, 222-241.

9. Nguyễn Trung Vinh (2015), Giải phẫu ứng dụng sàn chậu nữ, Hội sàn học Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Bài giảng giải phẫu cơ quan sinh dục nữ (Trang 27 - 30)