Những hạn chế :

Một phần của tài liệu Đề tài văn hóa kinh doanh của người nhật bản (Trang 32 - 34)

III. VĂN HÓA KINH DOANH, PHONG CÁCH ĐÀM PHÁN KINH DOANH CỦA

4.Những hạn chế :

Người Nhật luôn muốn nhìn ra thế giới, học hỏi , du nhập những giá trị văn hóa và tiếp thu những thành tựu mới của thế giới, vừa rất bảo thủ và thu mình trong tiếp thu cái mới, chẳng hạn như các cuộc cải cách trong lịch sử Nhật Bản như Taika năm 645, cải cách Minh Trị năm 1868 đều diễn ra sự đấu tranh gay gay giữa thế lực thủ cựu và tư tưởng mới. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực phần nào tới văn hóa kinh doanh Nhật Bản.

- Đối với bên ngoài công ty: Người Nhật e dè tiếp xúc với người chưa có quan hệ mật thiết, do đó mất nhiều thời gian để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, hiểu biết nhau trước khi họ thực sự làm ăn với nhau. Từ xưa người Nhật luôn coi người nước ngoài là’’ gaijin’’ ( ngoại nhân), mang tâm lý bài ngoại, tự tôn , tự ty dân tộc nên không cho phép người nước ngoài xâm nhập vào tổ chức của họ. Nếu chưa xác lập được mối quan hệ tốt đẹp với người Nhật thì sẽ rất khó làm ăn với họ.

- Người Nhật khá bảo thủ, chậm chễ trong những sự thay đổi: Hiện nay nhiều công ty ở Nhật Bản nói chung đã thất bại trong việc nắm bắt thời cuộc, đáp ứng nhu cầu của các xu hướng mới, để rồi bị qua mặt bởi các đối thủ nước ngoài. Sự chậm trễ và bảo thủ của các công ty Nhật Bản là một trong những nguyên nhân chính khiến họ dần đánh mất vị thế của mình. Người Nhật không thiếu khả năng kỹ thuật, óc sáng tạo, hay sự cách tân. Nhưng để phát triển một cách mạnh mẽ, các doanh nghiệp Nhật Bản cần thực hiện tái cơ cấu và chuyển sang mô hình kinh doanh mới để bắt kịp với thời đại.

- Người Nhật thường lúng túng khi gặp đói tác làm ăn là nữ giới, đặc biệt là những người Nhật “chân ướt chân ráo”( những người Nhật truyền thống, lứa tuổi trung niên trở lên) , còn những người Nhật thành thục, già đời thường là còn trẻ và làm việc nhiều với người nước ngoài thì điều này họ có thể chấp nhận được.

- Tiếng Nhật rất khó với cấu trúc ngữ pháp ngược, từ vựng pha trộn và lời nói thường chỉ là một phần trong giao tiếp, phần quan trọng chìm ẩn trong gián tiếp những cử chỉ của họ. Trong thương lượng kinh doanh thì việc phải hiểu được những gì đằng sau lời nói là rất quan trọng, người nước ngoài rất dễ hiểu lầm với ý nghĩa của họ.

Một phần của tài liệu Đề tài văn hóa kinh doanh của người nhật bản (Trang 32 - 34)