Dựa vào những kết quả của nghiên cứu trên, một số khuyến nghị chính sau được đề xuất nhằm cải thiện hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):
(Tăng vốn chủ sở hữu): Để tối thiểu hóa thiệt hại khi thị trường có biến động thì việc tăng vốn chủ sở hữu như một “bức tường vững chắc” để ngân hàng duy trì tốt hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó thủ đẩy quá trình chuẩn hóa theo Basel II ngày càng tốt hơn. Tuy tăng vốn ở thời điểm hiện là điều không dễ dàng, nhưng với vị thế là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, phương thức tăng vốn khả thi nhất chính là giữ lại lợi nhuận, giảm chia cổ tức. Ngoài ra, xét về khả năng nới room: với tỷ lệ sở hữu nước ngoài năm 2019 là 23.85%/30% tổng room ngoại và vị thế trong ngành, có thể kỳ vọng vào cơ hội tăng vốn tiếp theo thông qua phát hành riêng rẻ cho một cổ đông ngoại mới, gia tăng nguồn lực hỗ trợ hoạt động kinh doanh cũng như đáp ứng Basel II. Tóm lại, giải quyết bài toán tăng vốn nhằm đảm bảo tỷ lệ CAR chính là vấn đề trước mắt của ngân hàng Vietcombank.
(Giảm nợ xấu): Cần những đề xuất nhằm mục đích giảm số nợ xấu ngân hàng để ngân hàng có thể hoạt động lành mạnh, đồng thời góp phần vào tái cấu trúc tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam. Cụ thể, để giảm nợ xấu ngân hàng có thể hạn chế tìm kiếm nguồn khách hàng mới mà tập trung khai thác/chăm sóc nguồn khách hàng cũ nhằm kiểm soát, quản lý rủi ro tốt hơn và thực hiện theo quy trình xử lý nợ xấu: Nhận biết nợ xấu – Đo lường nợ xấu – Ngăn ngừa nợ xấu – Xử lý nợ xấu. Ngoài ra, một số giải pháp hạn chế nợ xấu mà ngân hàng nên đẩy mạnh áp dụng trong thời gian tới như kiểm soát/thẩm định chặt chẽ từ bước cho vay, tăng trích lập dự phòng hoặc chuyển các khoản nợ quá hạn thành cổ phần … tùy thuộc vào tình hình nợ xấu cụ thể của ngân hàng tại thời điểm nhất định.
(Nâng cao chất lượng quản lý): Dù vị trí xếp hạng của VCB nằm trong top đầu như xếp hạng ở trên nhưng cũng không thể chủ quan vì kiểm soát chi phí trong thời kỳ nhiều biến động đầy rủi ro như bấy giờ là điều vô cùng quan trọng. Nâng cao chất lượng quản lý thông qua quá trình quản lý của các nhà quản trị, từ đó góp phần nâng cao năng lực của ngân hàng. Trong đó, không thể bỏ quá các giải pháp như tăng cường đào tạo, truyền thông để hệ thống nhân sự hiểu rõ ý thức nâng cao chất lượng quản lý là yếu tố cốt lõi để tối đa hóa vận hành của ngân hàng, tạo động lực cải tiến chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn thiện hơn. Song, nâng cao hệ thống quản lý của ngân hàng
25
phải đồng thời thực hiện đa dạng hóa bộ máy quản lý cụ thể, rõ ràng nhưng cũng có sự liên kết chặt chẽ nhằm tối ưu hoạt động ở từng bộ phận, từng khối và từng phòng ban.
(Tăng thanh khoản): Thanh khoản của ngân hàng Vietcombank có xu hướng tăng dần qua các năm. Khi thanh khoản tăng/giảm, hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ tăng/giảm và ngược lại. Vì vậy, mục tiêu của giải pháp này là để tăng tính thanh khoản của ngân hàng Vietcombank, từ đó thúc đẩy hiệu suất hoạt động bằng cách quản trị rủi ro thanh khoản để “tùy cơ ứng biến” với những thay đổi bất ngờ trên thị trường, duy trì mục tiêu tăng vốn chủ sở hữu một ổn định.
KẾT LUẬN
Qua những kết quả nghiên cứu và kết hợp với tình hình chuyển đổi số hiện nay, là thành viên trong ban hội đồng, việc chuyển đổi số là mục tiêu bắt buộc mà ngân hàng chúng ta phải thực hiện trong tương lai vì đây chính là trang sử mới của ngành ngân hàng và những nền tảng hiện nay sẽ là bước đệm tốt nhất cho chúng ta trong giai đoạn cách mạng số. Dù ở hiện tại, Vietcombank có thể chưa so sánh được với các ngân hàng đi đầu trong cuộc cách mạng này nhưng không có nghĩa chúng ta không có cơ hội để vươn lên. Nhóm nghiên cứu cho rằng việc áp dụng các dự án đang hiện hữu hay đang trong quá trình điều chỉnh sẽ đều có mối liên kết với nhau cũng như mở rộng mối quan hệ hợp tác với các chuyên gia, tổ chức chuyên về chuyển đổi số và tâm lí khách hàng sẽ là điều cần thiết trong việc chạy đua chuyển đổi số hiện nay.
26
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các chỉ số về tiêu chí An toàn vốn (C) của 13 ngân hàng Việt Nam, 2010 - 2019
Chú thích: TETA (the ratio of total equity to total assets) - Tỷ lệ Tổng vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản; TETD (the ratio of total equity to total debt) - Tỷ lệ Tổng vốn chủ sở hữu trên Tổng nợ phải trả.
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
Phụ lục 2: Các chỉ số về tiêu chí Chất lượng tài sản (A) của 13 ngân hàng Việt Nam, 2010 - 2019
Chú thích: LLPTL (the ratio of loan loss provision to total loans) - Tỷ lệ Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trên Tổng dư nợ cho vay khách hàng; LLPII (the ratio of loan loss provisions to net interest income)
27
- Tỷ lệ Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trên Thu nhập lãi thuần; TLTA (the ratio of total loans to total assets) - Tỷ lệ Tổng dư nợ cho vay khách hàng trên Tổng tài sản.
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
Phụ lục 3: Các chỉ số về tiêu chí Năng lực quản lý (M) của 13 ngân hàng Việt Nam, 2010 - 2019
Chú thích: CIR (Cost to Income Ratio) - Tỷ lệ Tổng chi phí hoạt động trên Tổng thu nhập hoạt động; OETA (Operating Expenses to Total Assets ratio) - Tỷ lệ Chi phí hoạt động trên Tổng tài sản.
28
Phụ lục 4: Các chỉ số về tiêu chí Khả năng sinh lời (E) của 13 ngân hàng Việt Nam, 2010 - 2019
Chú thích: ROAE (Return on average total equity) - Tỷ lệ Lợi nhuận ròng trung bình trên Tổng vốn chủ sở hữu; ROAA (Return on average total assets) - Tỷ lệ Lợi nhuận ròng trung bình trên Tổng tài sản; NIM (Net interest margin) - Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
29
Chú thích: LASTF, (the ratio of liquid assets to short-term funding) - Tỷ lệ Tài sản thanh khoản trên Tổng nợ ngắn hạn (cụ thể Nợ ngắn hạn là tiền gửi), NLSTF (the ratio of net loan to short-term funding) – Tỷ lệ Tổng dư nợ cho vay khách hàng ròng trên Tổng nợ ngắn hạn.
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
Phụ lục 6: Các chỉ số về tiêu chí Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (S) của 13 ngân hàng Việt Nam, 2010 - 2019
Chú thích: Cumulative gap (Chênh lệch tích lũy): tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm với nợ phải trả nhạy cảm trên tổng tài sản.
30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
▪ TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
(1) Vietcombank News (01/2020), Vietcombank triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2020 hướng tới mục tiêu vượt ra biển lớn, tại https://bom.to/fu6qzyl
(2) Vietcombank News (03/2020), Vietcombank là ngân hàng duy nhất cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến theo cơ chế đăng nhập SSO trên cổng dịch vụ công quốc gia, tại https://bom.to/OFoTRVh
(3) Vietcombank News (07/2020), Vietcombank ra mắt dịch vụ ngân hàng số VCB Digital, tại https://bom.to/3ax2fhq
(4) Lê Duy Khánh, Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 9/2019
(5) Võ Văn Lợi, Phát triển công nghệ tài chính - ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí tài chính kỳ 2 tháng 11/2019
(6) Phạm Bích Liên, Nguyễn Ngọc Duẩn, Tô Thị Diệu Loan, Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 4/2020
(7) Báo cáo phân tích cổ phiếu VCB của IVS RESEARCH, tại
“https://www.ivs.vn/userfiles/VCB_IVS%20equity%20full%20report_201909_nhungtth_v1.2.p df”
(8) Báo cáo phân tích CAMEL đối với Ngân hàng Việt Nam của Yuanta Securities Vietnam (07/2019), tại
“https://yuanta.com.vn/wp-content/uploads/2019/07/BankS-
CAMEL_23.07.pdf?fbclid=IwAR2cNJ6F9tUPg_NkvaSkqXjBCw7Z8QMYAacBRSVMGxUlO BtltO-4Iv1depU”
(9) Số người sử dụng internet tại VN, https://by.com.vn/tvlnzO
(10) Số người sử dụng smartphone tại VN, https://by.com.vn/0tQi5f
31
▪ TÀI LIỆU TIẾNG ANH
(12) The Pulse of Fintech 2018, tại https://by.com.vn/yhsv1H
(13) N.K.Dubey, P.Sharma & P. Sangle, 2020, Implementation and adoption of CRM and co- creation leveraging collaborative technologies, tại https://by.com.vn/gWETRn
(14) Nguyen, D., & Gopalaswamy, A. K. (2018), The interface between electronic banking and accounting modules. Journal of Advances in Management Research, 15(3), 241–264, tại https://bom.to/xkeILjC
(15) McKinsey.(2014), Digital Banking in Asia, tại https://by.com.vn/zZr7Sc
(16)M.A. Ledhem & M. Mekidiche (2020), Economic growth and financial performance of Islamic banks: a CAMELS approach, tại https://by.com.vn/cDhSDo
(17) Tu DQ Le, 2019, Financial soundness of Vietnamese commercial banks: A CAMELS approach, tại https://by.com.vn/3S6Slz
(18) S.Alshawi and W.Al-Karaghouli, 2003 ,Managing knowledge in business requirements identification, tại https://by.com.vn/sBWr1i
(19) Khojaste-Sarakhsi, M.; Ghodsypour, Seyed Hassan; Fatemi Ghomi, S.M.T.; Dashtaki- Hesari, H. (2018), Energy efficiency of Iran buildings: a SWOT-ANP approach, tại https://by.com.vn/ngFih1
(20) Mohammed Ayoub Ledhem and Mohammed Mekidiche, 2020, Economic growth and financial performance of Islamic banks: a CAMELS approach, tại https://bom.to/5UjxQQZ,
▪ DỮ LIỆU THỨ CẤP
32
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC:
Lời mở đầu: Thảo Vy
Tóm tắt: Thảo Vy + Lê Minh Phần I:
- 1.1: Khánh Huyền, Triệu Ngân, Sĩ Long - 1.2: Kim Ngân, Thảo Vy, Quế Minh - 1.3: Lê Minh, Kim Anh, Quốc Sĩ Phần II: Lê Minh
Phần III: Cả nhóm
- Venn: Thảo Vy, Quốc Sĩ, Kim Anh - SWOT: Kim Ngân, Quế Minh, Sĩ Long
- Bảng khảo sát: Lê Minh, Khánh Huyền, Triệu Ngân
- CAMELS: C –A (Thảo Vy, Kim Ngân, Quế Minh); M-E (Lê Minh, Khánh Huyền, Triệu Ngân); L-S (Sĩ Long, Quốc Sĩ, Kim Anh)
Phần IV: Thảo Vy & Quốc Sĩ
Tổng hợp nguồn tham khảo: Lê Minh (thu thập từ các link tham khảo của các thành viên gửi về) Dựng bài và chỉnh sửa: Lê Minh, Quốc Sĩ, Thảo Vy
Bên cạnh đó, nhóm đánh giá cao những thành viên đi họp nhóm đầy đủ và đóng góp nhiều vào việc lên ý tưởng cũng như dàn dựng bài quản trị (ghi chép và đánh giá thông qua biên bản họp của nhóm): Thảo Vy, Khánh Huyền, Kim Anh, Lê Minh.