Hướng dẫn sử dụng:

Một phần của tài liệu chu de sinh truong cua vi sinh vat (Trang 30 - 35)

Tẩy các vết bẩn trên quần áo:

+ Tách riêng quần áo trắng, không sử dụng cho quần áo màu.

+ Pha loãng 50ml VICO JAVEL với 4 lít nước đã pha sẵn bột giặt hoặc nước giặt khuấy đều.

+ Cho quần áo vào ngâm với dung dịch tẩy từ 5-10 phút

+ Giặt và xả lại bằng nước cho thật sạch.

Đối với việc khử trùng và khử mùi các vật dụng vệ sinh gia đình:

+ Pha 50ml VICO JAVEL với 1 lít nước và thực hiện việc tẩy rửa bình thường.

+ Sau đó rửa lại bằng nước nhiều lần.

4. Thuốc tím

Thuốc tím (KMnO4 – Kali pemanganat) : là muối kim loại, dạng tinh thể màu tím đen, có ánh kim. Bị phân hủy ở nhiệt độ trên 200oC, dung dịch đậm đặc có màu tím đen, dung dịch loãng có màu tím đỏ.

Cơ chế sát trùng: Thuốc tím có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, tảo và cả virus thông qua việc oxy hóa trực tiếp màng tế bào của vi sinh vật, phá hủy các enzyme đặc biệt

điều khiển quá trình trao đổi chất của tế bào. Đối với nhóm protozoa, hiệu quả của thuốc tím kém hơn.

Khả năng oxy hoá của thuốc tím do lượng oxy nguyên tử vừa mới sinh ra khi hòa thuốc tím vào nước. Do đó khi sử dụng để rửa rau cần phải ngâm rau ngay sau khi pha, không pha trước, vì nguyên tử oxy sinh ra sẽ kết hợp tạo thành O2 mất hoạt tính.

Cách sử dụng

- Rau mua ở chợ về:

- Lặt bỏ tất cả các phần hư, dập, gốc,...

- Rửa từ một đến hai lần để loại bỏ bớt các chất rác, bụi, đất,... còn đọng trên rau: - Cho một gói nhỏ thuốc tím (1g) vào trong chậu nước để rửa rau. Lưu ý ở đây là chúng ta pha thuốc tím loãng hơn nồng độ ghi trên bao bì từ 2 - 3 lần, vì nồng độ khuyến cáo trên bao bì là dùng cho việc sát trùng chứ không phải để rửa rau. Việc rửa rau không cần thiết phải đậm đặc đến như vậy.

- Cho rau vào ngâm từ 2 - 3 phút ( hoặc lâu hơn, tùy độ cứng và độ gấp nếp của rau).

- Vớt rau ra rổ.

- Rửa lại bằng nước sạch từ 3 - 4 lần để loại bỏ phần thuôc tím còn dư.

Nhóm 3: TRÌNH BÀY ỨNG DỤNG CỦA CÁC TÁC NHÂN LÍ HỌCTRONG BẢO QUẢN THỰC PHẨM NGÀY TẾT TRONG BẢO QUẢN THỰC PHẨM NGÀY TẾT

1. Bánh chưng

Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.

Treo bánh ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu. Nhiều vùng trước đây còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh.

Các loại mứt và trái cây khô thường chứa nhiều đường nên rất dễ chảy nước, làm mất ngon và dễ bị mốc. Muốn bảo quản được lâu, cần để vào lọ đậy kín, ăn đến đâu lấy đến đó, không nên dồn những đồ ăn chưa hết vào trở lại lọ. Những thực phẩm này cũng không nên cất vào tủ lạnh vì khi bỏ ra ngoài rất dễ hút ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.

3. Dưa hành, củ kiệu

Khi cắt gốc, nhớ không cắt vào phần củ. Sau khi rửa để củ thật ráo nước, nếu không sẽ dễ bị hỏng. Đun sôi thật kỹ nước ngâm. Lượng muối vừa đủ, không quá nhạt thì sẽ để được lâu và không nổi váng trên bề mặt. Có thể mang cả vại dưa hành ra phơi nắng, dưa sẽ giòn và bảo quản được lâu hơn.

4. Giò chả

Để bảo quản cần bỏ hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ mồ hôi. Nên đậy bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh hơi gió. Tốt nhất, nên dùng giò chả trong vòng 2 ngày, nếu chưa ăn kịp, nên luộc lại.

5. Thịt kho, cá kho

Nấu thật kỹ, khi nhấc xuống bếp cần để ở một nơi cố định, tránh lắc mạnh. Có thể cho nồi nước khác lớn hơn, mức nước cách miệng nồi thịt/cá kho khoảng 10 - 15 cm để tránh nước tràn vào, đậy bằng vung đất nung. Nước trong nồi lớn sẽ bốc hơi lên vung, làm tỏa hơi mát xuống nồi thức ăn bên dưới. Như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn.

Măng khô: Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi khoảng 30 phút, để lửa nhỏ, đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước đun sôi để nguội ngâm dùng dần, Cứ 2 - 3 ngày thay nước một lần. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chỉ nên ngâm từng ít một, ăn tròng 2 - 3 ngày, hết lại nấu tiếp để dùng.

6. Thịt

Các loại thịt tươi sống khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Cần làm sạch trước khi cho những thực phẩm này vào hộp, bịch nilông, sau đó buộc kín và cất vào ngăn đá. Khi cần chế biến món ăn nào thì lấy ra rã đông và sử dụng. Sau khi rã đông, thức ăn cần nấu hết.

Dù muốn cho thịt vào ngăn mát hay ngăn đông trong tủ lạnh, bạn cũng cần phải bao bọc thịt kỹ để giữ được độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Màng nhựa bọc thực phẩm hoặc giấy bạc vẫn thường được sử dụng để bọc kín các loại thịt. Tuy nhiên, nếu cho thịt vào ngăn đông, bạn cần bọc thịt thật nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị. Khi bao bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt, tránh không cho không khí lọt vào bên trong để miếng thịt không có nhiều lớp đá bám vào.

Khi để thịt trong ngăn mát, cần giữ cho nhiệt độ của tủ lạnh ở mức khoảng 2 độ C. Đối với ngăn đông, nhiệt độ phải xấp xỉ ở mức -25 độ C. Phải luôn nhớ kiểm tra nhiệt độ thường xuyên để đảm bảo thịt luôn tươi.

Thông thường, những phần thịt được giữ lạnh chỉ có thể dùng trong vòng từ 1 đến 4 ngày.

Ví dụ thịt xay chỉ có thể giữ lạnh trong vòng hai ngày trong khi thịt bò nạc có thời hạn sử dụng trong vòng bốn ngày nếu được bảo quản ở ngăn mát. Ngược lại, thịt đông lạnh có thể dùng được trong vài tháng. Ví dụ, thịt xay đông lạnh để được trong vòng sáu tháng, thịt gia cầm như gà, vịt… có thể bảo quản trong ngăn đông khoảng bốn tháng. Trong khi đó, những sản phẩm thịt đã được chế biến thông thường sẽ được dự trữ trong vòng một tháng.

7. Gia cầm

Đối với thịt gia cầm mua ngoài hàng đông lạnh, nên giữ nguyên bao bì, bảo quản riêng trong ngăn hoặc hộp chuyên để thịt và chỉ sử dụng trong khoảng 2 ngày. Nếu cần để lâu hơn, nên gói chúng bằng giấy bạc và cho vào ngăn đông.

Còn với thịt gia cầm tươi, bạn vừa sơ chế xong, thì cũng sẽ bảo quản tương tự như các loại thịt khác ở trên.

8. Cá

Cá có mùi khá mạnh. Do đó, bạn không nên giữ chúng chung với các loại thực phẩm khác vì chúng sẽ lây mùi sang những thứ được bảo quản cùng. Ngoài ra, nên luộc cá trước khi cho chúng vào ngăn mát của tủ lạnh hoặc giữ đông trực tiếp.

Nếu nhà bạn không có tủ lạnh, bạn có thể bảo quản cá trong thời gian ngắn bằng cách:

Khi cá có dấu hiệu chết ngộp, đừng để cá tự chết mà hãy đập đầu cho cá chết tươi. Nhằm duy trì trạng thái tươi của cá, hãy dùng một miếng giấy ướt che mắt cá lại, cách này có thể giữ cho cá tươi từ 3 đến 5 tiếng đồng hồ. Do trong thần kinh thị giác của các có dây tổ chức tuyến trạng, khi rời khỏi nước, tuyến này cũng sẽ đứt ra làm cho cá chết nhanh. Việc lấy giấy ướt che mắt cá kéo dài thời gian đứt tuyến này, giúp cá lâu ươn.

Theo cách của dân gian, có thể dùng giấm pha loãng đổ lên mình cá và đặt nơi thoáng mát để giữ cá tươi. Với cách làm này, cá sẽ không bị hỏng hay có mùi đến tận hôm sau, với điều kiện lúc ban đầu cá còn tươi.

9. Trứng

Trứng cần được giữ nguyên trong hộp hoặc đặt vào kệ đựng trứng chuyên dụng trong tủ lạnh.

Nhóm 4: TRÌNH CHIẾU ĐOẠN CLIP VỀ LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA VI SINH VẬT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Chủ đề kiểm

tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấpđộ thấp Vận dụngcấp độ cao

Sinh trưởng của vi sinh vật Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.

- Nêu được khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật. Các pha trong nuôi cấy không liên tục. - Nêu được ảnh hưởng của một số chất hóa học đến sự sinh trưởng VSV. - Giải thích được các pha trong nuôi cấy không liên tục.

- Giải thích Ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của VSV. - Phân biệt được 2 nhóm vi sinh vật nguyên dưỡng và khuyết dưỡng

- Vận dụng các phương pháp nuôi cấy vào đời sống và sản xuất. - Vận dụng ảnh hưởng của các tác nhân vật lý và hóa học vào đời sống. - Vận dụng công thức, tính thời gian thế hệ. 100% = 10 Đ 10 câu 30% = 3 Đ 3 câu 30% = 3 Đ 3 câu 30% = 3 Đ 3 câu 10% = 1 Đ 1 câu

12. Câu hỏi kiểm tra đánh giá theo năng lực

Câu 1: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục nấm men Saccaromyces, nấm men tự phân

hủy ở pha suy vong ?

A. Vì nhiệt độ môi trường thay đổi B. Vì độ pH môi trường thay đổi

C. Vì nguồn dinh dưỡng cạn kiệt, chất thải tăng lên D. Vì nguồn oxy cạn kiệt

Câu 2: Ống tiêu hóa của người Việt Nam với hệ thống vi sinh vật ký sinh trong cơ thể có

thể xem là một hệ thống nuôi cấy:

A. Thường xuyên thay đổi B. Không liên tục

C. Liên tục D. Vừa liên tục vừa không liên tục

Câu 3: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn cố định đạm được hiểu là sự tăng...tế bào của quần thể.

A. số lượng B. kích thước C. trọng lượng D. thể tích

Câu 4: Nuôi cấy một quần thể vi khuẩn trong phòng thí nghiệm trường THPT Vĩnh

Thạnh gồm 4.103 cá thể. Sau 2 giờ thu được số cá thể là 16.103. Thời gian thế hệ của vi khuẩn trên là:

A. 15 phút B. 30 phút C. 40 phút D. 60 phút

Câu 5: Ghép các pha diễn ra trong nuôi cấy không liên tục với đặc điểm tương ứng của

chúng sao cho phù hợp.

Các pha trong nuôi cấy liên tục Đặc điểm

1. Pha cân bằng I. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải các chất. 2. Pha lũy thừa II. Tốc độ sinh trưởng lớn nhất.

3. Pha tiềm phát III. Tốc độ sinh trưởng giảm dần.

4. Pha suy vong IV. Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại càng nhiều. A. 1-I, 2-II, 3-III, 4-IV. B. 1-III, 2-II, 3-I, 4-IV.

C. 1-III, 2-I, 3-II, 4-IV. D. 1-II, 2-III, 3-I, 4-IV.

Câu 6: Nhóm chất nào không phải là nhóm chất dùng để ức chế sự sinh trưởng của vi

sinh vật?

A. Cồn. B. Chất kháng sinh. C. Các hợp chất phênol. D. Flo.

Câu 7: Thức ăn nào thường có vi khuẩn ưa axit?

A. Trứng, dưa, thịt. B. Dưa chua, cà muối, sữa chua. C. Tôm, cua, cà muối. D. Cà, trứng, cua.

Câu 8: Tại sao để bảo quản thịt, cá được lâu người ta thường ướp muối (NaCl)?

A. Tạo áp suất thẩm thấu thấp nước đi vào trong tế bào vi sinh vật  trương lên  tế bào vỡ ra.

B. Tạo áp suất thẩm thấu cao  nước đi vào trong vi sinh vật  trương lên  tế bào vỡ ra. C. Tạo áp suất thẩm thấu thấp  nước trong tế bào vi sinh vật rút ra ngoài  co nguyên sinh  ức chế vi sinh vật.

D. Tạo môi trường áp suất thẩm thấu cao  vi sinh vật bị mất nước  ức chế sinh trưởng vi sinh vật.

Câu 9: Đối với mỗi loại bệnh do vi khuẩn gây ra, bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc

kháng sinh khác nhau do thuốc kháng sinh ?

A. diệt khuẩn có tính chọn lọc. B. giảm sức căng bề mặt.

C. diệt khuẩn có tính phổ biến. D. oxi hóa các thành phần tế bào.

Câu 10: Trong quá trình muối chua rau quả, yếu tố nào sau đây là yếu tố chủ yếu gây ức

chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây thối?

Một phần của tài liệu chu de sinh truong cua vi sinh vat (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w