Tiếng ồn, nhiệt dư

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu các tác động tới môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của dự án sản xuất hạt nhựa màu (Trang 33 - 35)

Tiếng ồn:

Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động sản xuất của dự án chủ yếu từ các máy trộn, máy nghiền nhựa. Khả năng tiếng ồn tại khu vực sản xuất của dự án lan truyền tới các khu vực xung quanh được xác định như sau :

Li = Lp - ∆Ld - ∆Lc

(Nguồn"Môi trường không khí" Phạm Ngọc Đăng - NXB KHKT 2003)

Trong đó :

 Li : Mức ồn tại điểm tính toán, (dBA)

 Lp : độ ồn tại điểm cách nguồn 15m, (dBA)

 ∆Lc: Là mức độ giảm độ ồn khi qua vật cản. Tại khu vực dự án ∆Lc= 0.

 Ld: mức giảm độ ồn ở khoảng cách d và được tính theo công thức sau:

Ld = 20.lg [(r2/r1)](1+ a) (dBA)

 a: hệ số tính đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất. Giả thiết khu vực sản xuất không có vật cản, khả năng lan truyền âm thanh là lớn nhất,

a = 0.

 r1: Khoảng cách từ nguồn tới điểm đo, r1 = 15 m

r2 : Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li(m)

Theo thuyết minh thông số kỹ thuật của dự án thì cường độ ồn của các thiết bị máy móc chính của dự án là khá thấp, dao động từ 55 ÷ 65 (dBA). Theo Quyết

định 3733/2002/QĐ-BYT, đối với những người lao động liên tục 8 tiếng, giới hạn

ồn cho phép không vượt quá 85 (dBA) nên tiếng ồn do hoạt động sản xuất của nhà máy được xem như không đáng kể, nằm trong GHCP tại Quyết định

3733/2002/QĐ-BYT và ít có khả năng gây tác động đến công nhân lao động.

lao động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con ngườicòn thể hiện cụ thể ở các dải tần số khác nhau.

Bng 2.8: Thống kê các tác động ca tiếng n các dải tn s.

Mức tiếng ồn (dB) Tác động đến người nghe

0 100 110 120 130 - 135 140 145 150 160

Ngưỡng nghe thấy

Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim

Kích thích mạnh màng nhĩ Ngưỡng chói tai

Gây bệnh thần kinh và nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp

Đau chói tai, nguyên nhân gây bệnh mất trí, điên

Giới hạn mà con người có thể chịu được đối với tiếng ồn Nếu chịu đựng lâu sẽ bị thủng màng tai

Nếu tiếp xúc lâu sẽ gây hậu quả nguy hiểm lâu dài

Độ rung:

Độ rung phát sinh từ hoạt động của các máy móc thiết bị trong nhà xưởng, từ hoạt động vận chuyển, giao thông của các phương tiện giao thông vận tải. Tác động của độ rung là gây khó chịu cho cơ thể, mất thăng bằng cho cơ thể dẫn đến thao tác sai, gây mất antoàn lao động.

Nhiệt dư:

Các nguồn nhiệt dư chủ yếu phát ra từ hệ thống ép đùn nhựa. Khi vận hành các thiết bị cùng một lúc, nhiệt dư do quá trình trao đổi nhiệt độ là khá lớn, sẽ làm gia tăng nhiệt độ cục bộ tại các khu vực đặt thiết bị ở đó. Nếu không bố trí đặt thiết bị hợp lý sẽ có khả năng tác động đáng kể đến nền nhiệt độ chung trong khuôn viên dự án, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Vì vậy chủ đầu tư sẽ có biện pháp giảm thiểu tác động này.

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN

Các tác động của dự án đến môi trường xuất phát từ việc thải các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép vào môi trường và các sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án. Do vậy, để giảm thiểu các tác động của dự án đến môi trường cần phải khống chế ô nhiễm từ các nguồn thải và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra sự cố làm ô nhiễm môi trường. Việc khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải của dự án được tiến hành bằng cách kết hợp 3 biện pháp sau đây:

- Biện pháp quản lý.

- Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố;

- Biện pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm và xử lý chất thải;

Căn cứ vào các tác động môi trường đã được trình bày trong chương 2, đề xuất cụ thể các biện pháp quản lý và kỹ thuật mang tính khả thi nhằm phòng tránh, giảm thiểu tới mức có thể các tác động môi trường do việc thực hiện dự án gây nên. Các biện pháp giảm thiểu đề xuất như sau:

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu các tác động tới môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của dự án sản xuất hạt nhựa màu (Trang 33 - 35)