Hiện trạng nước thải của Nhà máy chế biến tinh quặng ilmenit

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế biến tinh quặng ilmenit tại nhà máy động đạt, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 40)

Để đánh giá hiện trạng nước thải của Nhà máy trước khi thải vào nguồn tiếp nhận, Nhà máy đã tiến hành quan trắc định kỳ nước thải của nhà máy, kết quả quan trắc được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước thảisau khi xử lý, trước khi thải vào nguồn tiếp nhận

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích

QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) 1 pH - 6 6-9 2 DO mg/l 6,7 - 3 BOD5 mg/l 6,3 50 4 COD mg/l 15,3 150 5 TSS mg/l 32,1 100 6 As mg/l 0,0002 0,1 7 Fe mg/l <0,3 5

(Nguồn: Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển nông thôn miền núi)

Hình 4.4. Biểu đồ kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận

Chú thích:

- “<” : Chỉ giới hạn phát hiện của phép đo.

- QCVN 40:2011/BTNMT cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

Nhận xét:

Qua bảng 4.4 và hình 4.4 ta thấy, tất cả các chỉ tiêu phân tích của nước thải Nhà máy chế biến tinh quặng ilmenit trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B.

Chỉ tiêu pH biểu thị nước thải mang tính axit hay trung tính hay bazo, pH của nước thải Nhà máy có pH = 6, nằm trong khoảng từ 6 - 9 (QCVN).

Chỉ tiêu DO biểu thị hàm lượng oxy hòa tan trong nước. Nước thải của Nhà máy có giá trị DO rất cao, DO = 6,7 mg/l.

Chỉ tiêu BOD5 biểu thị cho sự có mặt của các chất hữu cơ dễ tiêu mà vi sinh vật có thể oxy hóa được. Hàm lượng BOD5 của nước thải thấp, BOD5 = 6,3 mg/l.

Chỉ tiêu COD - Nhu cầu oxy hóa học – là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ khó tiêu và dễ tiêu trong nước bằng các chất oxy hóa mạnh (KmnO4, K2Cr2O7). Hàm lượng COD trong nước thải nhà máy 15,3 mg/l, thấp hơn QCVN 9 lần.

TSS - hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước, nước thải của Nhà máy có hàm lượng TSS rất thấp, TSS = 32,1 mg/l.

Hàm lượng kim loại nặng As, Fe đều thấp hơn QCVN rất nhiều lần. As = 0,0002 mg/l; Fe = <0,3 mg/l.

Qua đó cho thấy Nhà máy xử lý nước thải đạt QCVN trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

4.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của nước thải Nhà máy chế biến tinh quặng ilmenit đến môi trường nước xung quanh

Nước thải của Nhà máy chế biến tinh quặng ilmenit được thải vào suối Đạo chảy qua khu vực Nhà máy. Để đánh giá ảnh hưởng của nước thải Nhà máy đến chất lượng nước suối Đạo, đề tài đã tiến hành lấy 2 mẫu nước suối Đạo tại khu vực tiếp nhận nước thải của Nhà máy, 01 mẫu trước của xả 15m và 01 mẫu sau cửa xả 30m. Kết quả phân tích được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.5. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu của nước suối Đạo

STT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 08:2015/ BTNMT (Cột B1) NM-1 NM-2 1 pH - 6,7 6,8 5,5-9,0 2 DO mg/l 6,24 6,6 ≥4 3 BOD5 mg/l 7 9 15 4 COD mg/l 15,6 20,1 30 5 TSS mg/l 10,3 8,8 50 6 As mg/l 0,0017 0,0018 0,05 7 Fe mg/l 0,874 0,102 1,5

(Nguồn: Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển nông thôn miền núi)

Chú thích:

- NM-1: Trên suối Đạo,trước khi tiếp nhận nước thải của nhà máy cách cửa xả nước thải khoảng 15 m (N:21o44.299'; E:105o41.654')

- NM-2: Trên suối Đạo sau cửa xả nước thải khoảng 30m (N:21o44.243'; E:105o41.713')

- QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

Nhận xét: Khi so sánh các kết quả quan trắc nước của suối Đạo với giới

hạn cho phép trong cột B1 của QCVN 08:2008/BTNMT nhận thấy nước suối có tất cả các thông số phân tíchnằm trong giới hạn cho phép của QCVN.

Tuy nhiên, khi so sánh kết quả phân tích các chỉ tiêu của mẫu nước suối Đạo trước cửa xả và sau cửa xả nước thải của Nhà máy thì có thể thấy rằng, trừ TSS, Fe, tất cả các chỉ tiêu khác của mẫu nước sau cửa xả Nhà Máy đều cao hơn mẫu nước trước khi nước thải của Nhà máy xả vào. Cụ thể tăng từ 6,7 lên 6,8; DO tăng từ 6,24 mg/l lên 6,6 mg/l; BOD5tăng từ 7 mg/l lên 9 mg/l; COD tăng từ 15,6 mg/l lên 20,1 mg/l; As tăng từ 0,0017 lên 0,0018. Hàm lượng TSS giảm từ 10,3 mg/l xuống còn 8,8 mg/l; Fe giảm từ 0,874 mg/l xuống còn 0,102 mg/l.

Tiến hành vẽ biểu đồ đánh giá từng chỉ tiêu riêng lẻ để thấy rõ được ảnh hưởng từ nhà máy đến chất lượng nguồn nước suối Đạo khu vực tiếp nhận nước thải.

a, Chỉ tiêu pH

Hình 4.5. Biểu đồ thểhiện chỉ tiêu pH

Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy mẫu nước đều có chỉ tiêu pH nằm trong giới hạn cho phép của cột B1 của QCVN 08:2015/BTNMT

b, Chỉ tiêu DO

Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu DO

Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy môi trường nước mặt tại các vị trí

quan trắc có hàm lượng DO trước khi tiếp nhận là 6,24mg/l và sau khi tiếp nhận là 6,6 mg/l đều nằm trong khoảng cho phép là ≥ 4 mg/l của cột B1 của QCVN 08:2015/BTNMT. Chứng tỏ nước thải của nhà máy không làm ảnh hưởng đến hàm lượng DO trong nước mặt.

c, Chỉ tiêu BOD5

Nhận xét: Ta có thể thấy hàm lượng BOD5 ở điểm sau khi tiếp nhận nước thải cao hơn điểm trước khi tiếp nhận, tuy nhiên chênh lệch không đáng kể và vẫn nằm trong giới hạn cho phép của cột B1 của QCVN 08:2015/BTNMT nên không gây ảnh hưởng đến chất lượng nước suối.

d, Chỉ tiêu COD

Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu COD

Nhận xét: :Qua biểu đồ ta có thể thấy môi trường nước mặt có hàm lượng COD đều nằm trong giới hạn cho phép của cột B1 của QCVN 08:2015/BTNMT.

e, Chỉ tiêu TSS

Nhận xét: Chỉ tiêu TSS rất thấp so với cột B1 của QCVN 08:2015/BTNMT. Tuy nhiên nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước. Lượng TSScao có khả năng làm tăng nhiệt độ nước bề mặt, làm giảm lượng oxy hòa tan (DO), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các sinh vật dưới nước.

f, Chỉ tiêu As

Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu As

Nhận xét: Theo biểu đồ ta thấy rằng môi trường nước mặt có hàm lượng As đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Điều này chứng tỏ nguồn nước chưa bị ô nhiễm kim loại nặng.

g, Chỉ tiêu Fe

Nhận xét: Và cuối cùng là hàm lượng Fe thấp và đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Điều này chứng tỏ nguồn nước chưa bị ô nhiễm kim loại nặng.

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế biến tinh quặng ilmenit tại nhà máy động đạt, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 40)