Giải pháp công nghệ:

Một phần của tài liệu Khoá luận đánh giá chất lượng nước hồ yên lập trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 49)

Giải pháp công nghệ thích hợp để bảo vệ nước hồ Yên Lập hiện nay là giải pháp sinh học. Một số giải pháp cụ thể được đề xuất như sau:

* Đĩa tiếp xúc sinh học quay –rotating biological contactor (RBC)

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Quý I Quý II Quý III Quý IV

M P N /1 00 m l Coliform QCVN (A2)

Đĩa tiếp xúc sinh học quay (RBC) là kĩ thuật màng bám dính, hệ xử lí bao gồm bồn/bể chứa, các đĩa sinh học thực tế là vật liệu mang ngập gần nửa vào nước thải, trục của các đĩa sinh học RBC được gắn vào hệ mô tơ-hộp giảm tốc để quay tập đĩa. Vật liệu làm các RBC thường là plastic có độ bền cao. Khi quay trong nước vi khuẩn sẽ bám dính lên bề mặt đĩa, đồng thời khi quay nửa trên của đĩa lấy oxi, khi ngập nước oxi dưới tác dụng của lớp màng sinh học bám trên đĩa sẽ tham gia phản ứng oxi hóa

* Oxyten - Ứng dụng oxi để thông khí nước thải

Hiện nay đã bắt đầu sử dụng oxi kỹ thuật để thông khí nước thải thay cho oxi. Quá trình này được gọi là lắng sinh học. Nó được tiến hành trong thiết bị kín và được gọi là oxiten.

Việc áp dụng oxi thay cho không khí để thông khí nước thải có nhiều ưu điểm:

+ Hiệu suất sử dụng oxi tăng từ 8-9 đến 20-25% + Cường độ oxi hóa tăng 5-6 lần

+ Để đảm bảo cùng nồng độ oxi trong nước thải yêu cầu vận tốc khuấy trộn thấp hơn, do đó bùn tạo thành ở dạng bông to và chặt nên dễ lắng và lọc, cho phép tăng nồng độ bùn đến 10g/l mà không cần tăng kích thước bể lắng đợt 2.

+ Khi nồng độ oxi cao các vi khuẩn chỉ không phát triển

+ Trong nước đã xử lí nồng độ oxi còn dư lớn nên thúc đẩy các quá trình xử lí tiếp theo.

+ Trong quá trình xử lí không tạo ra mùi vì tiến hành trong thiết bị kín + Chi phí đầu tư nhỏ hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này đắt do tốn kém cho việc sản xuất oxi, vì vậy nó được ứng dụng trong trường hợp xí nghiệp có sẵn oxi.

Đây là biến thể của hệ bùn hoạt tính sục khí kéo dài, ít bùn nên phù hợp cho những điểm dân cư nhỏ, không có hệ xử lí tập trung. Tương tự hệ ao hồ có thể không cần xây dựng bằng bê tông, vì vậy chi phí xây dựng sẽ thấp, yêu cầu vận hành, bảo trì cũng ở mức thấp nên chi phí vận hành không cao.

Khác với hệ bùn hoạt tính, máy cấp khí trong trường hợp này không dùng hệ phân tán lắp cố định dưới đáy bể mà thường dùng hệ guồng vừa đẩy nước vừa cấp khí. Mương oxi hóa có thể chấp nhận tải cao hơn nhiều so với hồ oxi hóa, nhờ guồng đẩy nước tạo dòng chảy tuần hoàn với tốc độ khoảng trên 0,3 m/s nên giữ được sinh khối lơ lửng, tăng hiệu quả xử lí.

4.3.2. Gii pháp tuyên truyn:

-Tăng cường phổ biến cho người dân để họ có sự hiểu biết về tác hại và ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường đến cuộc sống của họ.Từ đó tạo cho bản thân họ có ý thức hình thành việc bảo vệ môi trường sống cho chính bản thân họ và cộng đồng.

-Tiến hành áp dụng thu phí nước thải (nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp) các doanh nghiệp, các hộ dân với mức thu hợp lý, hiện nay giá thu nước thải sinh hoạt đang quá thấp nên chưa tạo cho người dân ý thức giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

-Thông qua việc tiến hành lấy mẫu tại hồ Yên Lập và xác định 19 chỉ tiêu chất lượng nước cơ bản: Nhiệt độ, pH, tổng chất rắn lơ lửng, oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), NH4+, Cl-, NO2-, NO3-, PO43-, SO42-, As, Hg, Cd, Fe, Coliform, tổng dầu mỡ.

-Kết quả phân tích cho thấy trong tháng 4/2018 có 1chỉ tiêu vượt ngưỡng giới hạn quy định là : NH4+. Các thông số còn lại đều không vượt quy chuẩn cho phép.

Nhìn chung, chất lượng nước hồ Yên Lập chưa có dấu hiệu bị ô nhiễmmôi trường nước, nên việc sử dụng nước hồ trong việc cấp nước sinh hoạt cho người dân vẫn được duy trì.

5.2. Kiến nghị

Để phòng ngừa ô nhiễm ở hồ Yên Lập trên địa bàn thành phố Hạ Long – Quảng Ninh, em xin có một vài kiến nghị:

-Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường

-Tăng cường nguồn lực quản lý môi trường ở địa phương, mở các lớp tập huấn cho cán bộ, công nhân viên chức, tuyên truyền công tác BVMT đến mọi tổ chức, cá nhân

-Xây dựng các điểm thu gom rác hợp lý để tránh tình trạng đổ trực tiếp rác thải ra khu vực kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

-Nâng cao kiến thức cho người dân về kỹ thuật sử dụng phân bón hóa học, khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các phân bón hóa học phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt

1. Dư Ngọc Thành, (2016), Giáo trình “Công nghệ môi trường”, Đại học

Nông lâm - ĐHTN

2. Luật bảo vệ môi trường 2014, NXB Chính trị quốc gia.

3.Nguyễn Xuân Nguyên, (2003), Giáo trình “Nước thải và công nghệ xử lý nước thải”, NXB Khoa học và kỹ thuật.

4.Sức khỏe môi trường, (2006), NXB Y học Hà Nội.

5.Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, (2002), Giáo trình “Công nghệ xửlý nước thải”, NXB Khoa học và kỹ thuật.

6.Trung tâm Quan trắc TN&MT – Sở TN&MT Quảng Ninh, (2018), “Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2018”, tr 30 – 33.

7. Trung tâm Quan trắc và Môi Trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh

Quảng Ninh, (2018), “Phiếu kết quả quan trắc môi trường2018”.

II. Tài liệu trích dẫn từ Internet

8. Báo động ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam,

http://moitruongperso.com/bao-dong-o-nhiem-nuoc-tai-viet-nam

9. Nguyễn Duy, Môi trường và phát triển 2,

http://www.academia.edu/17307167/MOI_TRUONG_VA_PHAT_TRIEN_2. 10. Thế giới đang “kêu trời” vì nguồn nước ô nhiễm chưa từng thấy,

http://khampha.tech/bai-viet/the-gioi-dang-keu-troi-vi-nguon-nuoc-o- nhiem-chua-tung-thay-45043.html

Một phần của tài liệu Khoá luận đánh giá chất lượng nước hồ yên lập trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)