Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CHÍNH SÁCH PHỔ CẬP GIÁO DỤC VÀ XÓA MÙ CHỮ (Trang 25 - 30)

4. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách

Để nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và xóa mù chữ trong thời gian tới, ngành giáo dục cần tập trung vào các giải pháp như:

Một là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Quản lý là một khâu cực kỳ quan trọng nếu như không nói là yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công cho cả tiến trình đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT. Vì vậy, phải nâng cao chất lượng công tác quản lý một cách toàn diện. Cần đổi mới cơ bản về tư duy và phương thức quản lý theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện cải cách hành chính, thể chế hóa vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý GD&ĐT ở các cấp, các ban ngành. Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục - chống mù chữ của địa phương, phối hợp chặt chẽ

giữa ngành giáo dục với các ngành, các tổ chức có liên quan trong công tác chống mù chữ. Tăng cường công tác điều tra, có kế hoạch cụ thể xóa mù chữ cho từng đơn vị cấp huyện, xã; phân công cán bộ chủ chốt của các xã, thôn, bản vận động từng người mù chữ ra lớp học. Quản lý chất lượng tại các cơ sở GD&ĐT phải do chính các cơ sở này chịu trách nhiệm. Nhà quản lý ở tầm vĩ mô chỉ nên đóng vai trò kiểm soát, vận hành và kịp thời khắc phục những tồn tại, bất cập của hệ thống.

Hai là, phát triển đội ngũ giáo viên. Bảo đảm cơ bản về chất lượng đội ngũ

giáo viên đạt chuẩn quốc gia, coi trọng đạo đức sư phạm. Có cơ chế, chính sách để đảm bảo đủ lượng giáo viên cho các vùng sâu vùng xa, vùng miền núi, hải đảo. Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất cho các trường học cũng vô cùng cần thiết. Cơ sở vật chất kỹ thuật và đồ dùng giảng dạy cần được đầu tư tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng.

Ba là, từng bước cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo ở miền núi. Nền giáo dục của mô ̣t quốc gia không thể cất cánh nếu giáo dục ở khu vực miền núi vẫn còn yếu kém, chậm phát triển. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm, ưu đãi đặc biệt, nhưng phải khẳng định rằng, việc có thể san bằng khoảng cách về chất lượng GD&ĐT giữa miền núi và miền xuôi là cực kỳ khó khăn. Vì vậy, bên cạnh việc tạo nhiều cơ hô ̣i có việc làm hơn nữa, nên kết hợp xây dựng những chương trình GD&ĐT thiết thực, phù hợp với từng vùng miền để nếu các em không thể tiếp tục học tập thì vẫn có thể chủ đô ̣ng tham gia lao đô ̣ng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hô ̣i.

Ngoài ra, việc dần thay đổi cách nhìn nhận về khả năng học tập của các em học sinh là người thuộc các dân tô ̣c ít người vốn vẫn được định vị trên một mặt bằng dân trí thấp kém, là rất quan trọng. Thực tế, không ít các em có tư chất tốt, có nỗ lực phấn đấu học tập. Các em hoàn toàn có quyền mong ước về những cơ hô ̣i thuận lợi hơn cho việc học tập. Vấn đề là nhiều em còn thiếu mô ̣t môi trường thực sự tốt ngay ở trong nước chứ chưa dám nói đến việc đi du học nước ngoài. Vì vậy, cần có những chính sách mang tính đô ̣t phá cho giáo dục miền núi nhằm tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao. Chính nguồn nhân lực ấy sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hô ̣i của các vùng miền này.

Bốn là, đổi mới chương trình xóa mù chữ và giáo dục phổ cập. Hướng dẫn

thực hiện chương trình phù hợp với các vùng miền, các nhóm đối tượng. Nhanh chóng và khẩn trương thiết kế và đưa vào sử dụng chương trình phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển mới. Bên cạnh đó, biên soạn các tài liệu hướng dẫn dạy và học xóa mù chữ phù hợp với nhóm đối tượng người học như: Người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, nhóm dân cư vùng sông nước. Cần đổi mới tư duy trong dạy và học, phát huy tính sáng tạo, coi trọng thực hành, tránh rập khuôn, nhồi nhét.

Năm là, đa dạng hóa nguồn lực tài chính. Đa dạng hóa nguồn lực tài chính là

một trong những giải pháp cơ bản để đảm bảo nguồn lực vật chất cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Có thể thực hiện đa dạng hóa nguồn lực tài chính thông qua việc xây dựng chính sách học phí phù hợp. Hiện nay, ở nhiều quốc gia đang có xu hướng đa dạng hóa mức học phí theo từng mục tiêu, đối tượng, môn học, nội dung, ngành nghề, các cách thức, phương tiện và dịch vụ hỗ trợ giáo dục. Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội như Việt Nam, cần xây dựng một chính sách học phí hợp lý không cào bằng, có phân biệt vùng miền, theo từng nhóm đối tượng, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục, đáp ứng yêu cầu giáo dục tiến tới toàn dân nhưng đồng thời tạo điều kiện để người học có nhiều cơ hội lựa chọn. Tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, các viện nghiên cứu có thể chủ động khai thác tiềm lực tài chính thông qua các dự án nghiên cứu khoa học, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp tác với doanh nghiệp… Ngoài ra, có thể khai thác nguồn lực xã hội thông qua việc thực hiện tốt công tác xã hội hóa. Tuy nhiên các biện pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính sẽ kém hiệu quả nếu như thiếu đi những biện pháp chống lãng phí trong giáo dục và đào tạo.

Sáu là, tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng của việc biết chữ đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và cộng đồng là vô cùng cần thiết. Đẩy mạnh truyền thông qua nhiều hình thức sẽ giúp thông tin đến với người dân nhanh chóng hơn, chính xác hơn và đảm bảo sự tiếp cận đến tất cả mọi người. Cần gắn kết tuyên truyền chống mù chữ với việc xây dựng xã hội học tập và các phong trào thi đua của địa phương. Tổ chức tuyên dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác chống mù chữ. Từ đó tạo động lực, khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người dân vào công cuộc phổ cập giáo dục.

Bảy là, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về công tác chống mù chữ, tiếp thu có chọn lọc các phương pháp phổ cập giáo dục, xoá mù chữ hiện đại. Đồng thời, tham gia hội thảo, nghiên cứu học tập kinh nghiệm về công tác chống mù chữ tại một số nước có nhiều kinh nghiệm. Từ đó rút ra những bài học, những phương pháp phù hợp với tình hình tại các địa phương.

KẾT LUẬN

Đảng và Chính phủ luôn khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, vì vậy, để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Chính phủ cần đẩy mạnh chính sách phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn cả nước nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và quy định rõ về điều kiện bảo đảm, trách nhiệm của các cơ quan; tiêu chuẩn, thẩm quyền và hồ sơ công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và xóa mù chữ. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách của Chính phủ và chất lượng tham mưu, đảm bảo chủ trương, chính sách được ban hành phù hợp với thực tiễn và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Việc xây dựng, ban hành cơ chế chính sách cần có sự phối hợp, tham gia của nhiều bộ, ban ngành, Mặt trận và các địa phương có liên quan để triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả.

Ngoài ra, cần tăng nguồn đầu tư cho công tác phát triển giáo dục ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có dân số ít và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách của Đảng, Chính phủ với hoạt động của ngành giáo dục và sự đóng góp của toàn dân cho sự nghiệp giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện xã hội hóa giáo dục để toàn dân cùng quan tâm đóng góp một cách thiết thực là một trong những biện pháp hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, từ đó cần tiếp tục ban hành các chính sách phát triển mới giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi phù hợp giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CHÍNH SÁCH PHỔ CẬP GIÁO DỤC VÀ XÓA MÙ CHỮ (Trang 25 - 30)