Các thông tin cần được bảo mật: Không

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn toán lớp 1 trường tiểu học liên minh (Trang 28)

9. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến:

Để quá trình triển khai, áp dụng sáng kiến vào thực tiễn thu được kết quả tốt, các đoàn thể và các cá nhân tham gia sáng kiến phải đảm bảo các điều kiện sau:

Có : 18 nhãn vở Cho bạn : 6 nhãn vở Còn lại : ....nhãn vở?

Có : 17 con bướm Bay đi : 5 con bướm Còn lại : ... .con bướm ? Gà : 20 con Vịt : 15 con Có tất cả : .... con ?

9.1. Đối với nhà trường.

Nhà trường có sự phối kết hợp, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, áp dụng sáng kiến như: chuyên đề đổi mới phương thức dạy học toán lớp 1; bồi dưỡng cho giáo viên các kĩ năng giải toán, kỹ năng tổ chức trò chơi, kỹ năng hoạt động nhómđể các giáo viên có cơ hội trao đổi, giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Đầu tư thêm đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo liên quan đến môn Toán.

9.2. Đối với giáo viên.

Khi lên lớp cần phải chuẩn bị kỹ bài giảng, phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Đầu tư thời gian nghiên cứu và soạn bài một cách chi tiết. Phối hợp với phụ huynh học sinh để kết hợp sửa những lỗi mà học sinh thường mắc phải trong từng bài.

Cần giúp học sinh nắm chắc và vận dụng linh hoạt các quy tắc, công thức để giải quyết tốt các bài tập trong phần thực hành.

Tận dụng tối đa thời lượng thực hành, luyện tập của mỗi tiết dạy để phát triển các kỹ năng giải toán, giải quyết cơ bản các nhiệm vụ thực hành ngay trong tiết học Toán tại lớp.

Biết sử dụng máy vi tính, khai thác thông tin dữ liệu để ứng dụng vào bài dạy giúp bài dạy giúp cho bài giảng trở nên phong phú, gắn nội dung toán học với thực tế cuộc sống.

Trong quá trình dạy học toán, giáo viên cần bước đầu hình thành cho các em cách suy luận sáng tạo, biết cách giải các bài toán trong sách giáo khoa theo nhiều cách nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh.

Bên cạnh đó, giáo viên cần xây dựng cho học sinh ý thức về nhiệm vụ, vị trí, vai trò của môn học trong học tập và trong cuộc sống, công tác sau này, từ đó các em có ý thức tích cực, chủ động, tự giác hơn trong học tập.

9.3. Đối với học sinh.

Các em có tâm thế chủ động, tích cực tham gia vào quá trình học tập, có đầy đủ sách vở và đồ dùng để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập.

9.4. Đối với phụ huynh học sinh.

Phụ huynh học sinh cần quan tâm đến việc học của con em mình, nắm được những ưu điểm, tồn tại của học sinh để cùng giáo viên giúp đỡ học sinh học tốt môn Toán cũng như các môn học khác.

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đẫ tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử theo các nội dung sau.

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả.

Những biện pháp trên đây được chúng tôi sử dụng thường xuyên trong một năm học, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh hiểu bài kỹ và tham gia học toán rất hào hứng, nhất là thông qua trò chơi giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức trừu tượng của toán một cách nhẹ nhàng nhằm đáp ứng việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học toán với hình thức “học mà chơi, chơi mà học”; mặt khác sự nhanh nhẹn của học sinh được phát triển tối đa, học sinh được hoạt động nhiều kể cả những học sinh yếu kém trước đây cũng học tập tiến bộ nhiều. Các giờ học Toán của lớp tôi cũng như các lớp 1 khác trong khối diễn ra thật nhẹ nhàng, tất cả các em đều “học được và được học”.

Đánh giá lại tình hình học tập của học sinh, chúng tôi nhận thấy học sinh đã nắm chắc về dấu so sánh, biết cách dùng chúng để so sánh các số trong phạm vi đã học. Kỹ năng tính toán được hình thành trên cơ sở trực quan đã giúp các em tính toán nhanh hơn, đúng hơn. Phần thưởng dành cho chúng tôi là trong tiết học toán học sinh phát biểu hăng say, thường xuyên tranh nhau để được giáo viên cho tham gia vào việc học bằng sử dụng các mẫu vật, mô hình, đồ dùng của cô.

Bài 2. ( SGK Toán lớp 1 - trang 92)

Học sinh làm bài:

Bài 3. ( SGK Toán lớp 1 - trang 145 ).

Bài 3. ( SGK Toán lớp 1 - trang 158 ).

Học sinh trình bày bài giải:

Bài 3. ( SGK Toán lớp 1 - trang 159 ). Học sinh làm như sau:

Bài 1. ( SGK Toán lớp 1 - trang 169 ).

Bài 2. ( SGK Toán lớp 1 - trang 169 )

Học sinh trình bày bài giải: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Qua thời gian áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy kĩ năng làm toán của học sinh được nâng cao hơn so với năm học trước.

+ Kết quả khảo sát môn Toán cuối học kì II năm học 2017 – 2018 có nhiều chuyển biến, nâng cao rõ rệt so với kết quả khảo cuối học kì II năm học 2017-2018, cụ thể như sau:

* Kết quả khảo sát môn Toán cuối học kì II năm học 2017 - 2018

Lớp T.S học sinh Điểm Điểm 9-10 Tỉ lệ % Điểm 7-8 Tỉ lệ % Điểm 5-6 Tỉ lệ % Điểm 3-4 Tỉ lệ % Điểm 1-2 Tỉ lệ % 1A1 45 29 64,4 13 28,8 3 6,8 0 0 0 0 1A2 41 23 56 13 31,9 5 12,1 0 0 0 0 1A3 41 23 56 14 34,1 4 9,9 0 0 0 0 1A4 36 19 52.7 14 39 3 8,3 0 0 0 0 1A5 42 23 54,7 15 35,8 4 9,5 0 0 0 0 1A6 41 36 78,3 10 21,7 0 0 0 0 0 0 1A7 41 35 77,8 9 20 1 2,2 0 0 0 0 K. 1 287 162 56,4 106 36,9 19 6,7 0 0 0 0

+ Kết quả đánh giá ý thức học môn Toán của học sinh thông qua các tiết dự giờ thăm lớp và thông qua phiếu hỏi thăm dò ý kiến của học sinh được tổng hợp như sau:

STT Lớp số HSTổng

Thích học, hứng thú học

Thấy bình thường, phải làm cho hết bài

cô yêu cầu.

Không thích học, thấy nhàm chán, khô cứng. TS TL% TS TL% TS TL% 1 1A1 45 41 91.1% 4 8,9% 0 0 2 1A2 41 38 92,6% 2 7,4% 0 0 3 1A3 41 38 92,6% 3 7,4% 0 0 4 1A4 36 33 91,6% 3 8,4% 0 0 5 1A5 42 40 95,2% 2 4,8% 0 0 6 1A6 41 38 92,6% 3 7,4% 0 0 7 1A7 38 36 94,7% 2 5,3% 0 0 8 1A8 45 42 93,3% 3 6,7% 0 0 9 1A9 39 36 92,3% 3 7,7% 0 0 Tổng 368 342 92,9 25 7,1% 0 0

Như vậy, phong trào học tập đặc biệt là phong trào giải toán của học sinh đã được nhân lên, học sinh cảm thấy hứng thú với giờ học Toán nhiều hơn và thật sự yêu thích môn Toán.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

Với mục tiêu được thể hiện rõ ngay trong nhan đề của sáng kiến “Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học toán lớp 1”, với tính khoa học sáng tạo, tính khả thi cao, sát với thực tế sáng kiến đã được sự đồng thuận ủng hộ, phối kết hợp chặt chẽ của đông đảo đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh trong nhà trường. Nhờ đó sáng kiến đã được thực hiện thuận lợi. Sáng kiến đã được tổ chuyên môn và nhà trường đánh giá cao:

*Với giáo viên:

- Giáo viên chủ động hơn trong những giờ lên lớp.

- Luôn tích cực, tự đổi mới việc giảng dạy, có ý thức sử dụng triệt để đồ dùng và ý thức tìm hiểu việc ứng dụng thông tin vào dạy học.

- Tự tin hơn về kết quả giảng dạy của mình.

*Với học sinh:

- Học sinh hứng thú, yêu thích môn học, luôn luôn mong chờ các giờ học tiếp theo, tò mò với các hoạt động và các kiến thức cô giáo giảng dạy.

- Tiếp thu bài học nhanh, có hệ thống hơn.

- Học sinh hiểu bài và giải quyết các bài tập cụ thể một cách trơn tru, nhuần nhuyễn.

- Các em được trang bị thêm nhiều phương pháp giải toán mới, biết cách khai thác và nhìn nhận vấn đề một các toàn diện.

- Nhiều học sinh biết vận dụng sáng tạo toán học vào trong cuộc sống, nắm vững các con số, các phép tính một cách linh hoạt, bài học toán đã thực sự đi vào đời sống không còn là những con số khô khan chỉ nằm lại trên trang vở.

- Tổ chuyên môn và nhà trường đã thống nhất áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong giảng dạy môn Toán lớp 1 tại trường và kết quả đạt được đáng khích lệ.

11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sángkiến trong giảng dạy. kiến trong giảng dạy.

STT Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ

Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Khối 1: Lớp 1A1; 1A2;1A3;1A4;1A5;1A6; 1A7;1A8;199.

Trường TH Liên Minh

Vĩnh Yên - Toàn bộ nội

dung sáng kiến . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vĩnh Yên, ngày tháng 4 năm 2019 Vĩnh Yên, ngày tháng 4 năm 2019

Xác nhận của lãnh đạo nhà trường

(Ký, ghi rõ chức danh và đóng dấu)

Tác giả sáng kiến

( Kí, ghi rõ họ tên)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.

2. Giáo trình chuyên đề: Rèn kĩ năng giải toán Tiểu học. 3. Hỏi – đáp về dạy học Toán ở Tiểu học.

4. 100 câu hỏi và đáp về việc dạy học Toán ở Tiểu học.

5. Sách NXB - GD về các trò chơi trong dạy học Toán ở Tiểu học. 6. Sách giáo khoa môn Toán lớp 1.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn toán lớp 1 trường tiểu học liên minh (Trang 28)