Đặc điểm RLNT, BTNT trên Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân trước và sau phẫu thuật CNC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim bằng holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành TT (Trang 26 - 28)

nhân trước và sau phẫu thuật CNCV

Đặc điểm RLNT

- RN xuất hiện sau phẫu thuật CNCV tăng theo thời gian, cao nhất sau 6 tháng (17,2%).

- Cơn nhịp nhanh trên thất trước phẫu thuật là 22,70%, sau phẫu thuật 7 ngày, 3 tháng và 6 tháng giảm xuống còn 9,40%, 8,40% và 6,10% (p <0,05).

- Tỉ lệ ngoại tâm thu thất theo phân độ Lown ≥ 3 trước phẫu thuật là 21%, tăng cao nhất 7 ngày sau phẫu thuật (35,9%). Tại thời điểm 3 tháng là 18,1% và 6 tháng là 19,8%, giảm hơn so với trước phẫu thuật nhưng không có sự khác biệt.

- Cơn nhịp nhanh thất trước phẫu thuật 2,50%, sau phẫu thuật 7 ngày, 3 tháng và 6 tháng là 6,80%; 3,50% và 0,90% , nhưng không có sự khác biệt.

Đặc điểm BTNT theo thời gian và phổ tần số

- Tỉ lệ bệnh nhân có giảm BTNT trước phẫu thuật là 28,60%, tăng cao nhất ở thời điểm 7 ngày sau phẫu thuật (51,80%). Tại thời điểm 3 tháng (19,60%) và 6 tháng (12,70%) giảm hơn so với trước phẫu thuật (p< 0,05).

- Tất cả các chỉ số BTNT theo thời gian và theo phổ tần số đều giảm so với trước phẫu thuật tại thời điểm 7 ngày sau phẫu thuật, hồi phục sau 3 tháng tăng lên sau 6 tháng phẫu thuật (p< 0,05).

2. Mối liên quan giữa RLNT, BTNT với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến cố tim mạch chính trong vòng 6 tháng sàng, cận lâm sàng và biến cố tim mạch chính trong vòng 6 tháng sau phẫu thuật CNCV

Rối loạn nhịp tim

- Ngoại tâm thu thất theo phân độ Lown ≥ 3 trước phẫu thuật có xu hướng làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch chính lên

4,71 lần khi theo dõi đến 3 tháng (95%CI: 0,98 – 26,56; p> 0,05) và lên 2,74 lần khi theo dõi đến 6 tháng sau phẫu thật khi so với Lown < 3 (95%CI: 0,98 – 16,44; p>0,05).

- Chưa thấy mối liên quan giữa ngoại tâm thu thất với Lown ≥ 3 tại thời điểm 7 ngày sau phẫu thuật với sự xuất hiện các biến cố tim mạch chính sau phẫu thuật.

- Chưa thấy mối liên quan giữa ngoại tâm thu thất (Lown ≥ 3) trước phẫu thuật với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.

Giảm BTNT

- Giảm biến thiên nhịp tim trước phẫu thuật làm tăng nguy cơ xuất hiện rung nhĩ lên 3 lần tại thời điểm 7 ngày sau phẫu thuật, lên 4 lần sau 3 tháng (p< 0,05) và có xu hướng tăng nguy cơ rung nhĩ lên 2,6 lần (95%CI: 0,96 – 7,04; p>0,05) sau 6 tháng phẫu thuật.

- Trong các chỉ số biến thiên nhịp tim trước phẫu thuật, chỉ số SDNN < 50ms và rMSSD < 15ms có mối liên quan mạnh nhất với sự xuất hiện rung nhĩ sau phẫu thuật cầu nối chủ vành.

- Giảm biến thiên nhịp tim trước phẫu thuật làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch chính lên 3,41 lần khi theo dõi đến 6 tháng (p< 0,05).

- Chưa thấy có mối liên quan giữa giảm biến thiên nhịp tim tại thời điểm 7 ngày sau phẫu thuật với sự xuất hiện các biến cố tim mạch chính sau phẫu thuật khi theo dõi đến 6 tháng.

- Chưa thấy có mối liên quan giữa giảm biến thiên nhịp tim với một số đặc điểm lâm sàng trước phẫu thuật.

KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu này, chúng tôi có kiến nghị sau:

Xem xét ghi Holter ECG 24 giờ cho bệnh nhân có ngoại tâm thu thất trước phẫu thuật cầu nối chủ vành. Bệnh nhân có ngoại tâm thu thất theo phân độ Lown ≥ 3 trước phẫu thuật có xu hướng làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch, cần lưu ý theo dõi, dự phòng và điều trị suy tim lâu dài sau phẫu thuật.

Có thể áp dụng các chỉ số biến thiên nhịp tim giảm trước phẫu thuật để tiên lượng sự xuất hiện rung nhĩ và biến cố tim mạch sau phẫu thuật cầu nối chủ vành. Bệnh nhân có giảm biến thiên nhịp tim trước phẫu thuật làm tăng nguy cơ xuất hiện rung nhĩ mới, biến

cố tim mạch sau phẫu thuật, cần lưu ý theo dõi, dự phòng và điều trị dự phòng đột quỵ não.

HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

- Không loại bỏ được hết các yếu tố ảnh hưởng đến BTNT như một số thuốc vẫn được xử dụng trước và sau phẫu thuật. Vấn đề này liên quan đạo đức nghiên cứu y sinh học.

- Chưa làm rõ được những yếu tố tác động của phẫu thuật lên các thay đổi RLNT, BTNT. Các tác động này là cấp tính vì vậy khi bệnh nhân đã ổn định (sau phẫu thuật 7 ngày) mới ghi Holter điện tim. Do vậy, chưa thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố của phẫu thuật lên RLNT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim bằng holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành TT (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)