CHƯƠNG II I: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO - ĐẦU TƯ VÀNG VÀ NGOẠI TỆ (Trang 33 - 41)

3 Đầu tư ngoại tệ:

CHƯƠNG II I: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

1 Nhận xét

1.1. Thị trường vàng:

Từ sau năm 2007, những bất ổn vĩ mô trong nước đã làm cho các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán không còn hấp dẫn, tác động của lạm phát cao đã làm cho lãi suất thực của tiết kiệm rất thấp. Sự gia tăng liên tục giá vàng thế giới đã hấp dẫn các nhà đầu tư chạy theo vàng. Chính việc các dòng vốn đều tập trung vào kênh đầu tư vàng đã làm cho cầu vàng tăng cao, trong khi cung vàng bị hạn chế do phụ thuộc vào hạn ngạch nhập vàng của ngân hàng Nhà nước (NHNN) và tâm lý đầu cơ của nhà đầu tư. Cầu lớn hơn cung đã làm cho giá vàng trong nước tăng cao hơn rất nhiều so với vàng thế giới. Chính điều này làm cho việc đầu tư vào vàng chứa đựng nhiều rủi ro do giá vàng trong nước quá chênh lệch so với giá vàng thế giới, thị trường vàng trở nên khó dự đoán hơn bao giờ hết.

Tình trạng buôn lậu vàng diễn ra mạnh mẽ do chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới. Buôn lậu vàng đòi hỏi lượng ngoại tệ lớn làm cầu ngoại tệ trên thị trường tự do tăng, cầu ngoại tệ nhập vàng tăng góp phần làm tỷ giá thị trường tự do tăng. Những điều này một mặt gây áp lực phá giá đồng nội tệ, một mặt gây áp lực buộc NHNN cho phép nhập vàng.Cứ như vậy vòng xoáy vàng, ngoại tệ lặp đi lặp lại góp phần gây nên tình trạng bất ổn tăng cao.

Việc NHNN cấm các tổ chức tín dụng huy động vàng và cho vay vàng chỉ làm hạ cơn sốt vàng trong ngắn hạn, về dài hạn nhu cầu tích trữ, đầu tư về vàng vẫn lớn vì các kênh đầu tư khác đều không khả quan do chống lạm phát của chính phủ, mặt khác lại không thu hút được lượng vàng dự trữ lớn trong nhân dân vào các hoạt động của nền kinh tế.

Đặc biệt, với thị trýờng vàng biến động, giá vàng ngày càng cao, thì với mức tăng từ 35tr/cây vàng từ đầu năm 2011 đến thời điểm này là 45tr/cây vàng, và có lúc tăng đột biến lên đến gần 49tr/cây vàng dẫn đến ngýời ngýời đổ xô đi mua vàng về cất trữ hoặc đầu cõ về bán lại. Và kết quả đó là, có ngýời thu đýợc lãi lớn, cũng có ngýời thua lỗ. Đồng thời hệ thống cửa hàng mua bán vàng có thời điểm phải tạm ngýng giao

dịch chờ diễn biến giá vàng của thế giới, hoặc hết hàng bán hoặc có nõi găm hàng để chờ lên giá. Nhýng xét đến cùng, kênh đầu từ về vàng là một kênh đầu tý rủi ro rất lớn, phải thực sự là một ngýời am hiểu thì nên đầu tý. Còn đối với những cá nhân có một số tiền nhất định muốn để dành thì có thể mua nhýng muốn đầu tý kiếm lời thì nên xem xét lại.

1.2. Thị trường ngoại hối:

Với chính sách của Ngân hàng Nhà nước ngày càng thắt chặt các giao dịch trên thị trường ngoại hối đặc biệt là thị trường chợ đen để tránh tình trạng đô la hóa cũng như làm mất cân đối cung cầu ngoại tệ. Thì việc đầu tư vào ngoại tệ trở nên khó khăn đặc biệt đối với các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường này.

Mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước đã ra Thông tư số 20/2011/TT-NHNN ngày 29/08/2011, việc mua bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép. Theo đó, cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến mục đích: Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài; đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài. Cá nhân là người nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối; cá nhân bán ngoại tệ tiền mặt tại TCTD được phép và Đại lý đổi ngoại tệ của TCTD được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. Hạn mức mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ quy định tại Thông tư này với mức 100 USD/người/ngày hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 ngày. Hạn mức ngoại tệ trên cũng được áp dụng đối với trẻ em chung hộ chiếu với cha mẹ.

Thực chất, việc ra quy định này về cơ bản chỉ là giải pháp tạm thời, trong khi thực tế các nhà đầu tư cá nhân chủ yếu đầu tư ngoại tệ trên thị trường chợ đen. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng an toàn tại thị trường này, khi Nhà nước đã ngăn cấm các cá nhân, tổ chức không được trao đổi mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cá nhân cần phải có những giải pháp đầu tư trong tương lai.

Mức độ đầu tư của các nhà đầu tư là rất khác nhau tùy thuộc vào sở thích về mức độ rủi ro của họ là cao hay thấp.Thông thường một mức lợi nhuận kỳ vọng cao thường đi kèm với mức độ rủi ro lớn. Vì vậy bên cạnh yếu tố chủ quan là sở thích về mức độ rủi ro của mỗi nhà đầu tư, chúng tôi đề xuất một số giải pháp khách quan nhằm hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường vàng và đô la Mỹ hiện nay như sau:

Tuy đây là bài viết về đầu tư của cá nhân trên thị trường, nhưng vấn đề cơ bản vẫn do Nhà nước quy định và mọi cá nhân phải chấp hành theo. Vì vậy, chúng tôi xin đề

xuất một số ý kiến về chính sách của Nhà nước: Như ta được biết các quyết định của

Nhà nước được xem là tác động lớn nhất đến khuynh hướng đầu tư của nhà đầu tư, bởi nó tác động tới toàn thị trường và hầu như nhà đầu tư đều bị ảnh hưởng được.

Giá vàng cũng như đồng USD trong nước phụ thuộc rất nhiều vào tình hình biến động của thị trường thế giới, chịu tác động của nhiều yếu tố như: sức khỏe đồng USD, giá dầu, chứng khoán và tình hình chính trị…Vì vậy để giúp cho thị trường vàng, USD hoạt động ổn định hơn, đảm bảo được quyền lợi của người dân, hạn chế những rủi ro cho nhà đầu tư vai trò của các chính sách của chính phủ là rất quan trọng.

Đối với thị trường vàng:

- Cần có chính sách bình ổn giá vàng trong nước, tránh lũng đoạn, đầu cơ trên thị trường bằng cách tăng lượng vàng dự trữ của nhà nước, thu hút lượng vàng nhàn rỗi trong dân đưa vào sử dụng trong nền kinh tế, vì vậy cần có các tổ chức tín dụng của nhà nước được phép huy động vàng trong dân.

- Nguyên nhân sâu xa của những bất ổn trên thị trường vàng không xuất phát từ bản thân

thị trường này mà do tác động của chính sách hạn ngạch nhập khẩu của NHNN trong điều kiện bất ổn kinh tế vĩ mô. Do đó, thay vì cấm đoán thị trường vàng, NHNN có thể thay đổi chính sách hạn ngạch. NHNN có thể chuyển từ việc cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng sang việc trực tiếp hoặc uỷ thác cho các công ty nhập khẩu vàng để hoán đổi một phần dự trữ ngoại tệ sang dự trữ vàng. Động thái này một mặt làm tăng nguồn cung trong nước qua đó làm giảm tâm lý đầu cơ để bình ổn thị trường vàng, mặt khác NHNN có thể mua bán vàng ra thị trường để can thiệp nếu cần thiết. Ngoài ra, việc chuyển một phần dự trữ ngoại tệ sang dự trữ vàng có thể hạn chế rủi ro giá trị thực của dự trữ ngoại hối bị sụt giảm khi các ngoại tệ bị mất giá do lạm phát ở nước ngoài.

- Có chính sách xuất nhập khẩu vàng hợp lý vì giá VN thường cao hơn rất nhiều so với giá thế giới nên gây thiệt hại cho người tiêu dùng, Vì vậy việc cần thiết là kiểm soát nhập khẩu vàng vừa phải và không dồn vào một lúc. Việc chậm trễ trong cấp hạn ngạch hoặc kéo dài kiểm soát nhập khẩu vàng biểu hiện phản ứng chính sách thiếu nhạy bén của cơ quan chức năng trước những biến động nhanh chóng của thị trường.

- Cần công bố cách tính giá vàng trong nước trên các phương tiện báo chí cho người dân

biết để người dân nắm được thực tế giá vàng trong nước chênh lệch với giá là bao nhiêu và bao nhiêu là do làm giá, do đầu cơ để có thông tin rõ ràng giúp nhà đầu tư có quyết định đúng đắn hơn.

Đối với thị trường ngoại hối:

- Các chính sách như thắt chặt tiền tệ, dẹp bỏ thị trường chợ đen, giảm mức trần lãi suất huy động USD… chỉ tác động ngắn hạn đến tỉ giá. Sự biến động tỉ giá trong dài hạn tùy thuộc vào mức độ nhập siêu và chỉ số lạm phát của Việt Nam trong tương lai. Và về lâu dài, để giải quyết tốt bài toán tỉ giá ở Việt Nam, cần phải giải quyết một cách căn bản bài toán nhập siêu, tăng dự trữ ngoại tệ và lạm phát nhằm tạo dựng lòng tin vững chắc vào tiền đồng.

Về phía các nhà đầu tư:

- Nhằm kiểm soát rủi ro trong việc đầu tư vàng, nhà đầu tư cần đa dạng hóa cách thức

kinh doanh, mua bán trên thị trường như: Mua bán vàng trên thị trường tự do, các nghiệp vụ đối ứng và kiếm lợi nhuận từ việc sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường vàng như nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn (Forward), quyền chọn (Option). Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh giữa vàng, USD, tiết kiệm, chứng khoán ,….theo hướng các hoạt động kinh doanh này không cộng hưởng lẫn nhau để không gây tổn thất quá lớn nếu có biến động xảy ra.

- Tránh tâm lý đám đông, bầy đàn, nhà đầu tư cần có khả năng phân tích các thông số

kinh tế trong nước cũng như các nền kinh tế lớn. Ngoài việc phán đoán diễn biến thị trường vàng, USD qua các chỉ số từ kinh tế Mỹ như GDP, tỷ lệ thất nghiệp, "sức khỏe" các đồng tiền mạnh trên thế giới, nhà đầu tư cần biết tình hình về trữ lượng vàng, USD của các tổ chức tài chính, ngân hàng Trung ương và nhu cầu tại các nước có mức tiêu thụ vàng lớn trên thế giới. Khi đồng USD có xu hướng yếu đi, các quỹ này có thể nâng mức dự trữ vàng bằng cách bán bớt ngoại tệ, hoặc ngược lại, từ đó có tác động đến cung - cầu thị trường, kéo theo giá tăng hoặc giảm. Tóm lại, đầu tư vàng cần kiến thức, kỹ

năng, kinh nghiệm, có phương pháp dự báo giá, xác định và đánh giá được thông tin cơ bản nào có giá trị nhất đang chi phối thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thường xuyên nắm bắt thông tin từ những nguồn đáng tin cậy. Dựa trên cách tính giá

vàng trong nước so với giá thế giới để phân tích nhằm phát hiện giá vàng có đang bị làm giá hay không để có những quyết định đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

KẾT LUẬN

Qua bài nghiên cứu, chúng tôi đã trình bày những khái niệm cơ bản nhất về cầu về tài sản rủi ro, sự đánh đổi giữa lợi tức và rủi ro khi đầu tư vào tài sản khác. Và những kiến thức về đầu tư vàng và ngoại tệ, hai loại tài sản nổi trội của những nhà đầu tư cá nhân trong giai đoạn hiện nay.

Và các bạn cũng thấy được với mức thu lợi tức càng cao thì tương ứng với nó là rủi ro mất mát càng lớn. Với thị trường vàng và ngoại tệ ngày càng bị thắt chặt bởi những quy định, chính sách của Nhà nước, thì nhà đầu tư cũng cần phải thật sự khôn ngoan trong hoạt động đầu tư của mình. Lời khuyên của chúng tôi đối với những nhà đầu tư chấp nhận mạo hiểm, rủi ro đó là: khi muốn đầu tư vào một lĩnh vực nào cũng cần tìm hiểu kỹ về lĩnh vực ấy cũng như hoạch định trước kết quả của việc đầu tư mang lại. Phải xem xét trong điều kiện lường trước những rủi ro có thể xảy ra. Đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ, cần phải xem xét kỹ thị trường, đừng bao giờ chạy theo tâm lý đám đông mà không thấy được hậu quả sẽ xảy ra. Đối với nhà đầu tư lớn, cần thận trọng trong việc đầu tư và mở rộng danh mục đầu tư của mình vào nhiều loại tài sản khác nhau để giảm thiểu mất độ rủi ro bị mắc phải.

Trên đây là những lời cô đọng lại sau bài nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi mong các bạn sau khi đã dành thời gian cho bài tiểu luận cũng sẽ nhận được một lượng kiến thức cơ bản về vấn đề “Lựa chọn đầu tư của cá nhân trong điều kiện rủi ro”

GVHD: TS. Hay Sinh SVTH: Nhóm 3- KTVM2

PHỤ LỤC

Thống kê lãi suất tiền gửi cá nhân ở một số ngân hàng lớn (Nguồn: laisuat.vn, ngày 14/09/2011)

GVHD: TS. Hay Sinh SVTH: Nhóm 3- KTVM2

Thống kê mức lãi suất tiền gửi cá nhân cao nhất của các ngân hàng (Nguồn: laisuat.vn, ngày 14/9/2011)

GVHD: TS. Hay Sinh SVTH: Nhóm 3- KTVM2

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO - ĐẦU TƯ VÀNG VÀ NGOẠI TỆ (Trang 33 - 41)