Chống chỉ định: trẻ nhỏ, bộ phận sinh dục

Một phần của tài liệu Bài giảng bệnh ghẻ môn da liễu 2 (Trang 35 - 40)

7.2.2. Ghẻ viêm da, bội nhiễm, chàm hóa:

- Điều trị viêm da, bội nhiễm, chàm hóa trước sau khi đó mới bôi các thuốc ghẻ.

- Thường kết hợp các thuốc uống toàn thân như: Kháng sinh, kháng Histamin, vitamin B1, C.

- Thuốc bôi chống bội nhiễm, viêm da: Oxy kẽm, mỡ kháng sinh, dung dịch Milian, tím Methyl 1% nếu có bội nhiễm.

Ivermectin liều 200µg/kg cân nặng, liều duy nhất. Chỉ định trong những trường hợp ghẻ nhất. Chỉ định trong những trường hợp ghẻ kháng trị với các thuốc điều trị cổ điển, ghẻ Na Uy, ghẻ ở người nhiễm HIV. Chống chỉ định cho trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai.

8. Dự phòng bệnh ghẻ:8.1. Cách phòng bệnh: 8.1. Cách phòng bệnh:

Cần vệ sinh cá nhân hằng ngày với xà phòng nhất là ở kẽ tay và các nếp. Khi có người ở gia đình hay cơ quan bị ngứa, nhất là ban đêm phải kiểm tra vị trí chọn lọc của ghẻ. Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ (bắt tay, dùng đồ chung, giặt, phơi chung đồ). Nếu mình bị ghẻ, cần tránh tiếp xúc với người xung quanh, dùng đồ đạc riêng, ngủ riêng và đi khám ngay để được điều trị sớm tránh biến chứng và tránh lây cho cộng đồng. Nếu có biến chứng cần phải chữa chuyên khoa. Hết biến chứng mới điều trị ghẻ như trên.

8.2. Diệt nguồn bệnh:

- Cái ghẻ chết khi ra khỏi ký chủ 7 ngày, do đó để quần áo đã giặt trong tủ một tuần sau đó mặc lại.

- Cái ghẻ chết ở nhiệt độ 60oC, do đó quần áo và vật dụng cá nhân bằng cách nên luộc sôi ở 80 – 90oC trong 5 phút, phơi trực tiếp dưới nắng, là 2 mặt và các nếp gấp.

Một phần của tài liệu Bài giảng bệnh ghẻ môn da liễu 2 (Trang 35 - 40)