0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LUẬT DÂN SỰ 2021 (Trang 25 -29 )

quy định của pháp luật.

Câu 70: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về quyền của người hưởng dụng?

A. Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng

B. Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định của BLDS; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí. Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản

C. Cả hai phương án trên đều đúng.

Câu 71: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền hưởng dụng chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?

A.Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết; Theo thỏa thuận của các bên; Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng; Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định.

B. Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn; Theo quyết định của Tòa án và căn cứ khác theo quy định của luật.

C. Cả hai phương án trên đều đúng

Câu 72: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, bên nhận thế chấp có quyền gì sau đây? A. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

B. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp. C. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

Câu 73: Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, khi việc cầm cố tài sản chấm dứt thì hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố được xử lý như thế nào?

A. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. hợp có thỏa thuận khác.

B. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố không phải trả lại bên nhận cầm cố. C. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố bên nhận cầm cố được hưởng 50%.

Câu 74: BLDS năm 2015 quy định như thế nào về tài sản bảo đảm?

A. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu

B. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

C. Cả hai phương án trên đều đúng.

Câu 75: BLDS năm 2015 quy định chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề trong trường hợp nào sau đây?

A. Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.

B. Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền; Theo thỏa thuận của các bên; Trường hợp khác theo quy định của luật.

C. Cả hai phương án trên đều đúng

Câu 76: BLDS năm 2015 quy định như thế nào về Ký cược?

A. Ký cược là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

B. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

C. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

Câu 77:BLDS năm 2015 quy định việc xác lập, cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm nào?

A. Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

B. Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Câu 78: Nghĩa vụ của bên cầm giữ được quy định như thế nào theo Bộ luật Dân sự năm 2015?

A. Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ. Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ. Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ. Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.

B. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.

C. Cả hai phương án trên đều đúng.

Câu 79: Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về khái niệm hợp đồng thuê khoán tài sản?

A. Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.

B. Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán và bên thuê khoán không phải trả tiền.

C. Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán và bên thuê khoán phải trả tiền.

Câu 80: Trong hợp đồng thuê khoán tài sản, thời hạn thuê khoán được xác định như thế nào theo Bộ luật Dân sự năm 2015?

A. Phải do các bên thỏa thuận.

B. Xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.

Một phần của tài liệu BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LUẬT DÂN SỰ 2021 (Trang 25 -29 )

×