với hoạt động liên quan đến NSNN
Tăng cường thanh tra, kiểm tra quy trình ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh; hoạt động thu - chi ngân sách; công tác giám sát từ xa, giám sát tại chỗ tình hình quản lý và điều hành ngân sách.
Áp dụng các hình thức thanh tra, kiểm tra linh hoạt và hiệu quả; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
4.3. Kiến nghị
- Đối với Quốc hội, nên sửa quy định về việc các bộ, ngành được phân bổ hạn mức kinh phí cho các địa phương, nên quy định thẩm quyền phân bổ cho một đầu mối là bộ tài chính, phân bổ đến tận đơn vị sử dụng NSNN (đơn vị cơ sở).
- Đối với Chính phủ, cần tiếp tục phải nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế. Quy định cho địa phương quyền tự chủ cao hơn về quyết định và quản lý nguồn thu. Quy định rõ hơn tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính của HĐND và UBND tỉnh, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa. Mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong quyết định chi tiêu. Hoàn thiện quy định về vị trí, vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong quản lý ngân sách.
- Đối với Bộ tài chính, nên giao cho chính quyền địa phương quyền yêu cầu kiểm toán quyết toán NSĐP trước khi phê chuẩn quyết toán. Hoàn thiện cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán, các khoản chi NSNN cần phải được công khai trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán.
- Đối với UBND tỉnh Luang Prabang, sớm ban hành quy định về phân cấp và ủy quyền về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh; quy chế phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo song trùng giữa chính
quyền địa phương với ngành dọc trong quản lý NSNN, nhất là ngành thuế và kho bạc.
Kết luận chương 4
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Luang Prabang đến năm 2030 là đẩy mạnh phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững, phát huy và khai thác có hiệu quả về đất, rừng, tiềm năng thuỷ điện và các lợi thế về du lịch và tăng cường thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài.
Để hoàn thiện quản lý NSNN của tỉnh Luang Prabang thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau: Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý ngân sách nhà nước; hoàn thiện chu trình quản lý ngân sách nhà nước; chống thất thoát ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh; nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Luang Prabang; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách nhà nước; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động liên quan đến NSNN. Các giải pháp này được thực hiện trên cơ sở quan điểm cụ thể.
KẾT LUẬN
So với mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, luận án đã giải quyết được những nội dung cơ bản sau: (1) tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. (2) hệ thống hóa làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về quản lý NSNN. (3) trên cơ sở kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý NSNN cấp tỉnh, rút ra bài học có thể tham chiếu cho tỉnh Luang Prabang của CHDCND Lào. (4) phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và một số hạn chế trong công tác quản lý NSNN của tỉnh Luang Prabang hiện nay. (5) đề xuất một số quan điểm và giải pháp quản lý NSNN tại tỉnh Luang Prabang.