0
Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự.

Một phần của tài liệu ÔN TẬP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2021 THEO CHUYÊN ĐỀ (Trang 28 -29 )

Sai. CSPL: K3 Đ200 BLTTDS 2015. Theo đó, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Tại K2 Đ243 BLTTDS 2015 có quy định tại phiên tòa sơ thẩm chủ tọa phiên tòa hỏi bị đơn về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố. Tuy nhiên, khi kết hợp với K3 Đ200, thì cần phải hiểu là việc thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố chỉ trong phạm vi yêu cầu phản tố đã đưa ra đó, tại phiên tòa sơ thẩm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố mới.

Bài tập:

a) Tòa án có thẩm quyền giải quyết:

- Theo vụ việc: Căn cứ vào K5 Đ26 BLTTDS 2015, tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

- Theo cấp: Căn cứ vào K1 Đ35 BLTTDS 2015, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với tranh chấp dân sự quy định tại K5 Đ26.

- Theo lãnh thổ: Căn cứ vào K1 Đ39 BLTTDS 2015, tuy tranh chấp có liên quan đến BĐS nhưng không phải là đối tượng tranh chấp chính nên Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết là Tòa án nơi

bị đơn (anh P) cư trú, làm việc hoặc là nơi cư trú của nguyên đơn (anh M) nếu có thỏa thuận của các đương sự về việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Vì vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong tình huống này là TAND quận Thủ Đức do các đương sự không có thỏa thuận về việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

b) Căn cứ vào K1 Đ146 BLTTDS 2015, nguyên đơn – anh M phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và anh M không thuộc trường hợp được miễn, giảm hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

Tổng di sản là 7.500.000.000 đồng. Anh M yêu cầu chia di sản thành ba phần bằng nhau.

Căn cứ vào K2 Đ7, số tiền tạm ứng án phí anh M phải nộp là: 50% * [72.000.000 + 2% * (2.500.000.000 – 2.000.000.000)] = 41.000.000 đồng.

c) Căn cứ vào K2 Đ147 BLTTDS 2015 và điểm a K7 Đ27 Nghị quyết 326/2016, trường hợp yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài thừa kế thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng. Cụ thể, số tiền án phí phải nộp là:

- Anh P được nhận 5.833.333.000 đồng, nộp án phí: 112.000.000 + 0.1% * (5.833.333.000 – 4.000.000.000) = 113.833.000 đồng. - Anh M được nhận 833.333.000 đồng, nộp án phí: 36.000.000 + 3% * (833.333.000 – 800.000.000) = 37.000.000 đồng. - Anh N được nhận 833.333.000 đồng, nộp án phí: 36.000.000 + 3% * (833.333.000 – 800.000.000) = 37.000.000 đồng.

d) Yêu cầu của anh P là yêu cầu phản tố do thỏa mãn điều kiện tại điểm c K2 Đ200 BLTTDS 2015, giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn. Cụ thể, yêu cầu phản tố của anh P liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài sản từ di sản thừa kế.

ĐỀ K16501 và K16502

Một phần của tài liệu ÔN TẬP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2021 THEO CHUYÊN ĐỀ (Trang 28 -29 )

×