Tiến trình giờ dạy và giáodục 1 Ổn định tổ chức (1’)

Một phần của tài liệu VĂN 7 TUẦN 12 (Trang 25 - 27)

1- Ổn định tổ chức (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

7C 11/2021 39

2- Kiểm tra bài cũ (5’)

? Thế nào là từ đồng âm? Nêu cách sử dụng? Tìm 3 cặp từ đồng âm và đặt câu? Đáp án:

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa # xa nhau, ko liên quan gì tới nhau.

- Trong giao tiếp phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

- Con ngựa đá con ngựa đá.

- Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu. - Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò.

3- Bài mới3.1. Khởi động: 3.1. Khởi động:

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Kĩ thuật: động não

- Phương pháp: Thuyết trình - Thời gian: 2p

Dân ta có một thói quen dùng thành ngữ trong giao tiếp hàng ngày để tạo các sắc thái biểu cảm phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp...

3.2. Hình thành kiến thức:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1:

- Mục tiêu: học sinh tìm hiểu khái niệm thành ngữ

- Phương pháp: vấn đá, thuyết trình, phân tích, quy nạp. - Thời gian: 7p - Kĩ thuật: động não. I. Thế nào là thành ngữ 1 Khảo sát, phân tích ngữ liệu.

GV chiếu ngữ liệu: HS đọc ngữ liệu.

? Trong cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” có thể thay hoặc thêm một vài từ khác vào được không? Có thể thay đổi vị trí các từ được không?

- Không, vì nó là tổ hợp từ cố định, nếu thay đổi nghĩa của nó sẽ bị thay đổi, hoặc người nghe sẽ ko hiểu được nghĩa.

? Cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì? Tại sao lại nói như thế?

- Trôi nổi lênh đênh, phiêu bạt -> Chỉ sự gian truân vất vả, tg dân gian đã lấy hình ảnh thác và ghềnh, nơi có những địa thế hiển trở, nước ko chảy êm ả để từ đó nói đến cuộc sống vất vả gian truân của những người lao động vất vả.

? “Nhanh như chớp” có nghĩa là gì ?Tại sao lại nói “nhanh như chớp”?

- Hành động mau lẹ, rất nhanh, rất chính xác.

- Nói “nhanh như chớp” ý nói hành động nào đó diễn ra rất nhanh.

? Vậy thành ngữ là gì?

HS: Là tổ hợp từ cố định.

? Hãy kể một số thành ngữ mà em biết?

HS: Đen như cột nhà cháy Đầu xuôi đuôi lọt...

* GV treo bảng phụ chép 2 cột thành ngữ hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng ( nghĩa hàm ẩn ) * Nhóm 1 - Tham sống sợ chết - Bùn lầy nước đọng - Mưa to gió lớn - Mẹ goá con côi - Nói dối như cuội

Suy ra từ nghĩa đen của các từ * Nhóm 2 - Lên thác xuống ghềnh - Ruột để ngoài da - Lòng lang dạ thú - Rán sành ra mỡ - Chó ngáp phải ruồi Nghĩa hàm ẩn (nghĩa bóng)

* Tích hợp giáo dục đạo đức: lựa chọn cách sử dụng tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng,

- Lên thác xuống ghềnh. - Nhanh như chớp

=> Không thể thay đổi vị trí => Là tổ hợp từ cố định

hiệu quả.

? Qua hai cột thành ngữ như trên, em có nhận xét gì về nghĩa của thành ngữ?

- Có thể hiểu theo 2 cách

+ Suy ra từ nghĩa đen của các từ + Nghĩa hàm ẩn (nghĩa bóng)

GV: Có những thành ngữ mà nghĩa của nó có thể dễ dàng suy ra trực tiếp từ nghĩa đen, nghĩa bề mặt của các từ tạo nên nó. Nhưng phần lớn thành ngữ mang ý nghĩa hàm ẩn(nghĩa bóng). Học thành ngữ quan trọng là để biết các ý nghiã hàm ẩn, để nắm được mối quan hệ liên tưởng giữa nghĩa bề mặt và nghĩa hàm ẩn, giữa hình tượng cụ thể và nghĩa bóng bấy. Chưa nắm được ý nghĩa hàm ẩn là chưa nắm được cái thần của thành ngữ! * GV chốt kiến thức bằng ghi nhớ 1 * GV lưu ý với HS (Chú ý 144) Điều chỉnh, bổ sung: ... ... * Nghĩa của thành ngữ

+ Hiểu được trực tiếp từ nghĩa đen của các từ

+ Hiểu qua phép chuyển nghĩa (so sánh, ẩn dụ)

2. Ghi nhớ 1: sgk (144)

* Lưu ý

Hoạt động 2:

- Mục tiêu: Giúp HS biết cách sử dụng thành ngữ

- PP: Vấn đáp, phân tích, thuyết trình. - Thời gian: 8p

- KT : động não, chia nhóm, trình bày 1p.

GV chiếu ngữ liệu: - Gọi HS đọc VD

? Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ gạch chân?

HS: Thảo luận nhóm bàn=> đại diện trả lời

- Bảy nổi ba chìm :Vị ngữ

- Tắt lửa tối đèn: Phụ nữ của DT “khi”

* GV treo bảng phụ thay các thành ngữ bằng cụm từ đồng nghĩa để HS so sánh sau khi thay các từ khác:

- Bảy nổi ba chìm: long đong, phiêu bạt - Tắt lửa tối đèn: khó khăn, hoạn nạn

=> Dùng thành ngữ có tính hình tượng biểu cảm cao hơn

? Cái hay của việc dùng các thành ngữ trong 2VD trên?

- Bảy nổi ba chìm: Gợi cuộc sống lênh đênh

Một phần của tài liệu VĂN 7 TUẦN 12 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w